Trồng cà phê

Từ hạt giống đến cây Cà Phê

Một cây cà phê phải mất từ ba đến bốn năm từ lúc nảy ra đến lúc cho ra những bó hoa trắng thơm ngát đầu tiên, và nó cũng không đạt được năng suất cao nhất cho đến khi nó được khoảng 7 năm tuổi. Hầu hết các cây cà phê cho quả trong vòng 20 – 25 năm. Tại một vài khu vực nhưu Mexico và Brazil, các cây cà phê cho ra hoa từ 6 đến 8 tuần, nhưng các địa điểm gần xích đạo như Kenya hoặc Columbia, một cây cà phê có thể có hoa, quả non, và quả chín cùng lúc, vì vậy quá trình mùa thu hoạch sử dụng nhiều lao động và thủ công hơn.

Nền kinh tế cà phê

Người Pháp đã đưa cà phê vào Việt Nam vào năm 1857. Vùng cao nguyên miền trung xung quanh thành phố Buôn Ma Thuột đã chứng tỏ là một vùng đất hoàn hảo để trồng cà phê Robusta. Sau cuộc chiến tranh lâu dài, chính phủ, với sự hỗ trợ của các cơ quan phát triển, đã đưa ra một chương trình phát triển cà phê rộng lớn hơn. Trong chỉ hai thập kỷ, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới sau Brazil, và số một thế giới về loại cà phê Robusta – một trong hai loại cà phê chính, được được sử dụng trong cà phê hòa tan.

Sự trở lại ngoạn mục này mang đến một nguồn lợi to lớn cho nền kinh tế – cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tạo ra nguồn thu lợi hơn 1,5 tỷ đô la. Tổng quan lĩnh vực cà phê chiếm 3% GDP quốc gia, cung cấp một nguồn thu nhập cho khoảng 2,6 triệu người – 600,000 người trong số họ là nông dân và nhiều người đến từ nhóm dân tộc thiểu số. Chỉ 5% đến 7% tổng sản lượng được sử dụng cho tiêu dùng nội địa, phần còn lại được xuất khẩu, chủ yếu sang Mỹ và Châu Âu.

plant banner center

Nền kinh tế cà phê

Người Pháp đã đưa cà phê vào Việt Nam vào năm 1857. Vùng cao nguyên miền trung xung quanh thành phố Buôn Ma Thuột đã chứng tỏ là một vùng đất hoàn hảo để trồng cà phê Robusta. Sau cuộc chiến tranh lâu dài, chính phủ, với sự hỗ trợ của các cơ quan phát triển, đã đưa ra một chương trình phát triển cà phê rộng lớn hơn. Trong chỉ hai thập kỷ, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới sau Brazil, và số một thế giới về loại cà phê Robusta – một trong hai loại cà phê chính, được được sử dụng trong cà phê hòa tan.

Sự trở lại ngoạn mục này mang đến một nguồn lợi to lớn cho nền kinh tế – cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tạo ra nguồn thu lợi hơn 1,5 tỷ đô la. Tổng quan lĩnh vực cà phê chiếm 3% GDP quốc gia, cung cấp một nguồn thu nhập cho khoảng 2,6 triệu người – 600,000 người trong số họ là nông dân và nhiều người đến từ nhóm dân tộc thiểu số. Chỉ 5% đến 7% tổng sản lượng được sử dụng cho tiêu dùng nội địa, phần còn lại được xuất khẩu, chủ yếu sang Mỹ và Châu Âu.

Phát triển bền vững

Nhưng phép lạ của cây cà phê đã đi cùng với một mất mát khủng khiếp. Vào những năm 1990, khi giá cà phê lên cao, toàn bộ rừng đã được san bằng để lấy không gian trồng cà phê nhiều hơn, việc trồng trọt canh tác đơn lẻ với việc sử dụng quá nhiều hóa chất nông nghiệp và phun thuốc quá mức. Trong khi diện tích trồng cà phê tăng nhanh, sự phát triển triển của cơ sở hạ tầng đào tạo và chế biến không thể theo kịp. Kết quả là chất lượng hạt cà phê kém hơn và tình trạng ô nhiễm trên diện rộng, suy thoái đất và nước, môi trường sống bị hủy hoại và mất đi sự đa dạng sinh học.

Những vấn đề này rất nghiêm trọng, lần đầu tiên, chính phủ, nông dân, thương nhân và các tập đoàn kinh tế toàn cầu nhận thấy cần phát triển các hoạt động bên vững. Họ làm việc với các tổ chức xã hội và bảo tồn như Rainforest Alliance, Tổ chức 4C và Quỹ Fairtrade để tìm cách làm cho nền nông nghiệp cà phê hiệu quả hơn, đồng thời giảm đi sự tác hại lên môi trường.

Các trang trại mà trước đó chỉ sản xuất cà phê, bây giờ cũng trồng thêm mía, hồ tiêu, cây điều và một số cây trồng khác. Những cây trồng này cải tạo đất, bảo vệ cây cà phê khỏi sâu bọ và tạo dưỡng chất bổ sung. Các nông dân cũng trồng hàng trăm loại cây như keo và đu đủ, để che chắn cây cà phê khỏi ánh nắng mặt trời, bảo vệ đất và giảm lượng nước chảy cần thiết. Và họ đã được học làm thế nào để giảm bớt sự phụ thuộc vào hóa chất nông nghiệp, phân chia rác thải, chỉ thu hoạch quả đã chín mùi và bảo vệ động vật hoang dã trên trang trại của họ.

Các nông dân trồng cà phê ở Việt Nam thường có thu nhập cao hơn thu nhập bình quân đầu người là 1,300 đô là một năm, và cà phê được chứng nhận thu hút vào thêm nguồn an sinh, mà họ thường đầu tư vào việc giáo dục con cái của họ.

Những thay đổi này rất đáng khích lệ, nhưng vẫn còn hạn chế. Tại châu Mỹ Latin, 75% cà phê được trồng theo các tiêu chuẩn bền vững, trong khi Việt Nam chỉ có 10%

plant banner bottom

Phát triển bền vững

Nhưng phép lạ của cây cà phê đã đi cùng với một mất mát khủng khiếp. Vào những năm 1990, khi giá cà phê lên cao, toàn bộ rừng đã được san bằng để lấy không gian trồng cà phê nhiều hơn, việc trồng trọt canh tác đơn lẻ với việc sử dụng quá nhiều hóa chất nông nghiệp và phun thuốc quá mức. Trong khi diện tích trồng cà phê tăng nhanh, sự phát triển triển của cơ sở hạ tầng đào tạo và chế biến không thể theo kịp. Kết quả là chất lượng hạt cà phê kém hơn và tình trạng ô nhiễm trên diện rộng, suy thoái đất và nước, môi trường sống bị hủy hoại và mất đi sự đa dạng sinh học.

Những vấn đề này rất nghiêm trọng, lần đầu tiên, chính phủ, nông dân, thương nhân và các tập đoàn kinh tế toàn cầu nhận thấy cần phát triển các hoạt động bên vững. Họ làm việc với các tổ chức xã hội và bảo tồn như Rainforest Alliance, Tổ chức 4C và Quỹ Fairtrade để tìm cách làm cho nền nông nghiệp cà phê hiệu quả hơn, đồng thời giảm đi sự tác hại lên môi trường.

 

Các trang trại mà trước đó chỉ sản xuất cà phê, bây giờ cũng trồng thêm mía, hồ tiêu, cây điều và một số cây trồng khác. Những cây trồng này cải tạo đất, bảo vệ cây cà phê khỏi sâu bọ và tạo dưỡng chất bổ sung. Các nông dân cũng trồng hàng trăm loại cây như keo và đu đủ, để che chắn cây cà phê khỏi ánh nắng mặt trời, bảo vệ đất và giảm lượng nước chảy cần thiết. Và họ đã được học làm thế nào để giảm bớt sự phụ thuộc vào hóa chất nông nghiệp, phân chia rác thải, chỉ thu hoạch quả đã chín mùi và bảo vệ động vật hoang dã trên trang trại của họ.

Các nông dân trồng cà phê ở Việt Nam thường có thu nhập cao hơn thu nhập bình quân đầu người là 1,300 đô là một năm, và cà phê được chứng nhận thu hút vào thêm nguồn an sinh, mà họ thường đầu tư vào việc giáo dục con cái của họ.

Những thay đổi này rất đáng khích lệ, nhưng vẫn còn hạn chế. Tại châu Mỹ Latin, 75% cà phê được trồng theo các tiêu chuẩn bền vững, trong khi Việt Nam chỉ có 10%

Cubes Asia