Sau một ngày chiết xuất, pha chế liên tục, máy pha cà phê sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc với chất dầu tiết ra từ hạt cà phê, bột cà phê ứ đọng trong tay pha, phễu lọc, màn xả nước, đóng cặn bã cà phê ở đầu các group, … Đây là những lý do quan trọng buộc người dùng phải vệ sinh máy pha café vào cuối mỗi ngày nếu không muốn máy của bạn nhanh chóng bị hư hỏng nặng.
Sau một ngày chiết xuất, pha chế liên tục, máy pha cà phê sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc với chất dầu tiết ra từ hạt cà phê, bột cà phê ứ đọng trong tay pha, phễu lọc, màn xả nước, đóng cặn bã cà phê ở đầu các group,… Đây là những lý do quan trọng buộc người dùng phải vệ sinh máy pha café vào cuối mỗi ngày nếu không muốn máy của bạn nhanh chóng bị hư hỏng nặng. Dưới đây là hướng dẫn vệ sinh máy café chuyên nghiệp mà các chuyên gia của Cubes Asia khuyên áp dụng. Tham khảo ngay bạn nhé!
Vì sao cần vệ sinh máy pha café hàng ngày?
Có rất nhiều lý do khiến bạn phải quan tâm ngay đến việc cần vệ sinh máy pha café mỗi ngày. Thứ nhất là có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vị cà phê sau chiết xuất. Thứ hai là máy sẽ bị hư hỏng nặng sau một thời gian bạn sử dụng máy mà không vệ sinh. Vì sao cần vệ sinh máy pha cà phê hàng ngày? Đó là vì những lý do sau:
- Vệ sinh máy cà phê sẽ đảm bảo chất lượng cho những ly cà phê sau chiết xuất không bị ảnh hưởng đến hương thơm và mùi vị.
- Nếu không làm vệ sinh sạch cho máy, vụn và bã cùng nhiều tạp chất khác của cà phê còn bám lại trên máy, chứa nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng đến hương vị cà phê sau khi pha.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người thưởng thức coffee chiết xuất từ máy không đảm bảo vệ sinh.
- Giúp tăng tuổi thọ cho máy gần như là vĩnh viễn.
- Tiết kiệm được chi phí sửa chữa nếu máy bị hư hỏng.
- Đảm bảo máy hoạt động ổn định tránh được những sự cố trong quá trình vận hành.
>> Tham khảo thông tin một số loại đồ uống cà phê phổ biến: Cà phê latte, Cà phê Capuchino, Cà phê Mocha
Những bộ phận của máy cần vệ sinh hàng ngày
Trước khi nắm được cách vệ sinh máy pha cà phê sao cho chính xác, bạn cần hiểu rõ những bộ phận nào của máy cần được vệ sinh hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần. Đa phần các máy pha café hiện đại, chuyên nghiệp đều có chức năng vệ sinh tự động. Tuy nhiên, vẫn có những bộ phận rời máy, vị trí cần phải được vệ sinh cách kỹ lưỡng đó là:
- Heat group máy pha
- Vòi đánh sữa
- Khay chứa nước thải
- Vệ sinh bên ngoài máy pha
Trong đó, mỗi dụng cụ cần được vệ sinh trong những khoảng thời gian khác nhau. Cụ thể như:
- Những bộ phận cần được vệ sinh hàng giờ: lưới lọc nước, tay cầm, họng cà phê, đũa hơi để đánh sữa (lau sạch ngay sau mỗi lần sử dụng).
- Những bộ phận cần được vệ sinh hàng ngày: họng chính, phần lưới lọc, tay cầm, đũa hơi (ngâm từ 15 – 20 phút trong dung dịch nước nóng và bột vệ sinh, rồi lau sạch). Trong trường hợp cặn sữa đóng lại trên lỗ hơi, có thể dùng kẹp giấy để loại bỏ phần cặn.
- Những bộ phận cần được vệ sinh hàng tuần: Vệ sinh máy bằng bột vệ sinh máy pha café chuyên dụng cần được thực hiện ít nhất 1 lần 1 tuần. Ngâm tay cầm trong dụng dịch nước và bột vệ sinh trong ít nhất nửa tiếng và chà sạch. Gỡ lưới lọc ra để ngâm và vệ sinh, nhằm đảm bảo không còn dầu và cặn cà phê tồn đọng trong máy.
- Những bộ phận cần được vệ sinh hàng tháng: Định kỳ một tháng, hãy kiểm tra nguồn nước cấp cho máy. Đặc biệt chú ý đến bộ lọc nước và thay thế ngay lập tức khi bộ lọc hỏng.
- Những bộ phận cần được vệ sinh hàng năm: Sau một năm sử dụng, bắt buộc phải khử cặn nước trong bình chứa. Vì bình chứa có thể chứa cặn canxi sau thời gian dài sử dụng. Cặn canxi không chỉ tạo nên vị đắng gắt cho cà phê mà còn ảnh hưởng tới độ bền của máy pha.
>> Tham khảo:
Hướng dẫn vệ sinh máy pha cà phê chuyên nghiệp
Để có thể nắm được từng bước vệ sinh cho máy pha đúng cách và chuyên nghiệp, tất cả các bạn phụ trách trong quầy pha chế không chỉ cần phải hiểu rõ chức năng của từng bộ phận mà còn phải kỹ tính trong quá trình thực hiện. Dưới đây là cách vệ sinh máy cà phê được các chuyên gia trong ngành khuyến nghị, tham khảo ngay bạn nhé!
Vệ sinh khô Filter và tay cầm
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tiến hành sử dụng tay cầm đơn để vệ sinh Headgroup: Bạn sử dụng Filter kính để nậy Filter lên. Sau đó, lắp Filter kính vào tay cầm như hình mô tả bên dưới.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn lắp tay cầm vào Headgroup (không cần lắp chặt quá). Bắt đầu xả nước và tiến hành di chuyển tay cầm qua lại để cặn trên thành Headgroup được lắng và rơi xuống Filter kính. Vì nước xả nóng nên bạn cần sử dụng khăn để cầm (tránh bỏng do chủ quan).
- Bước 3: Khi cặn lắng xuống Filter kính, tiến hành đổ bỏ.
- Bước 4: Cặn trong Headgroup được lắng xuống Filter sau khi vệ sinh xong (có thể tiến hành lại thêm một lượt nữa để làm sạch).
Vệ sinh Headgroup của máy
- Bước 1: Dùng chổi cọ để vệ sinh thành máy đến lưới lọc. Vì lưới lọc mỏng nên khi cọ rửa, bạn nên nhẹ tay. Khi cọ xong, tiếp tục xả nước để rửa trôi.
- Bước 2: Dùng thuốc vệ sinh máy pha cà phê chuyên dụng được khuyến cáo để làm sạch Headgroup của máy. Lưu ý, sau mỗi lần sử dụng 6kg cà phê chúng ta sẽ dùng dung dịch tẩy rửa này. Đây là quy định bạn cần tuân theo để đảm bảo máy luôn được sạch sẽ, đem đến chất lượng cà phê luôn thơm ngon.
- Bước 3: Đổ dung dịch vệ sinh máy pha café vào Filter và lắp vào Headgroup.
- Bước 4: Bật/ Tắt chế độ làm cà phê trong vòng 4 - 5 giây (Tiến hành thao tác này lặp lại ít nhất là 4 lần). Như vậy mới đảm bảo được lượng thuốc có thể rửa trôi hết bã dư thừa cà phê còn tồn đọng trong đường ống của máy.
- Bước 5: Sau khi vệ sinh máy cà phê bằng dung dịch thuốc xong, tiến hành xả thường bằng nước lại. Tiến hành bật/ tắt tuần hoàn 5 giây và tiến hành lặp lại 5 lần, nhằm rửa trôi hết nước vệ sinh còn tồn đọng trong máy.
Vệ sinh vòi hơi của máy pha cà phê
- Bước 1: Sử dụng khăn sạch còn ẩm phủ lên ống vòi.
- Bước 2: Tiến hành xả vòi hơi trong vòng 10 giây. Khi đó hơi từ vòi sẽ bốc lên trong ống, làm tan đi các lớp sữa hay chất cà phê đang còn bám trên thành vòi.
- Bước 3: Lấy khăn sạch ra và xả hơi thêm lần nữa trong vòng 10 giây. Đây là bước giúp đẩy sạch cặn sữa, cà phê ra ngoài.
Vệ sinh khay chứa nước thải
- Bước 1: Tiến hành vệ sinh khay chứa nước thải của máy pha cà phê.
- Bước 2: Lưu ý quan trọng chỉ rửa với nước thường, không nên sử dụng xà phòng, nước rửa bát và dùng cọ rửa. Nếu vẫn chưa an tâm, bạn nên dùng dung dịch vệ sinh máy pha café chuyên dụng.
- Bước 3: Riêng về tay cầm của máy pha cà phê, có thể ngâm vào bột vệ sinh máy pha café chuyên dụng đã pha loãng với nước ấm và để qua đêm.
Vệ sinh máy pha cà phê tự động
Ngoài ra, nếu bạn đang dùng máy cà phê tự động thì có thể tham khảo quy trình vệ sinh cho dòng máy này dưới đây. Việc vệ sinh đúng cách sẽ đảm bảo máy của bạn không bị hư hỏng và thức uống pha ra đạt chất lượng tốt nhất. Dưới đây là các bộ phận cần được vệ sinh bạn cần lưu ý:
- Khay nước thải, hộc chứa bã
- Bộ đánh sữa/ vòi steam
- Bình chứa sữa ở máy pha cà phê cappuccino tự động
- Vòi rót cà phê và hệ thống ống nước bên trong máy pha
- Tẩy sạch cà phê tồn đọng lâu ngày bên trong cối ép – Cleaning
- Tẩy canxi cho toàn bộ đường dẫn bên trong máy – Descaling
Dưới đây là thời gian vệ sinh các bộ phận của máy pha cà phê tự động:
- Sau mỗi lần pha: vòi đánh sữa
- Hàng ngày với nước sạch: bộ đánh sữa gồm bình chứa và vòi steam, khay nước thải, hộc chứa bã, cối ép.
- Hàng tuần với thuốc vệ sinh chuyên dụng: bộ đánh sữa gồm bình chứa và vòi steam.
- Sau mỗi 1kg cà phê sử dụng: vệ sinh cối ép với bột tẩy cặn cà phê chuyên dụng (khi máy thông báo Cleaning).
- Sau khoảng 500 lần pha: tra dầu cho cối ép
- Sau mỗi 3 – 6 tháng: tẩy canxi (khi máy thông báo Descaling)
>> Bài viết liên quan:
_________
Thông tin liên hệ Cubes Asia:
Fanpage: https://www.facebook.com/CUBESASIA/
Liên hệ tư vấn: 0909 244 358
Địa chỉ cửa hàng: