Máy pha cà phê bị tắc là một trong những sự cố phổ biến mà nhiều người dùng gặp phải trong quá trình sử dụng. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cà phê mà còn làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Máy pha cà phê bị tắc là một trong những sự cố phổ biến mà nhiều người dùng gặp phải trong quá trình sử dụng. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cà phê mà còn làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Hãy cùng Cubes Asia phân tích những nguyên nhân chính gây tắc nghẽn máy pha cà phê và tìm ra giải pháp hiệu quả cho từng trường hợp trong bài viết này.
>> Xem thêm: Nguyên nhân máy pha cà phê không lên áp suất và cách khắc phục
Tại sao máy pha cà phê bị tắc?
Trong quá trình vận hành, không thể tránh khỏi tình trạng máy pha cà phê bị tắc do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Không vệ sinh máy thường xuyên: Cà phê chứa nhiều tinh dầu tự nhiên, khi không được làm sạch họng pha hàng ngày và định kỳ bằng các loại bột vệ sinh chuyên dụng, các dầu nhờn sẽ dần tích tụ. Sự tích tụ này gây ra tình trạng bám dính trên bề mặt lưới chia nước và ống dẫn, từ đó làm cho lỗ thoát nước bị tắc nghẽn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chiết xuất.
- Nguồn nước không đạt tiêu chuẩn: Khi không sử dụng nước lọc, nước sẽ chứa các tạp chất như rêu, cặn bẩn, canxi và các khoáng chất khác. Những tạp chất này dễ dàng bị hút vào bên trong van chia nước tại họng pha, làm tắc nghẽn đường ống và khiến nước không thể lưu thông một cách ổn định, hoặc chỉ chảy ra với tốc độ rất chậm.
- Hỏng van điện từ hoặc bơm tăng áp: Van điện từ chịu trách nhiệm điều khiển dòng chảy của nước đến họng pha; nếu van không được mở hoặc đóng đúng cách thì nước sẽ không được cung cấp đầy đủ. Tương tự, nếu bơm tăng áp gặp trục trặc, áp suất nước không đạt mức yêu cầu để chiết xuất cà phê, dẫn đến hiện tượng thiếu nước và tắc nghẽn.

Máy pha cà phê bị tắc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Internet)
Những cách khắc phục máy pha cà phê bị tắc hiệu quả
Để khắc phục tình trạng máy pha cà phê bị tắc cách một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo các phương pháp cụ thể như sau:
- Vệ sinh họng pha bằng bột vệ sinh chuyên dụng để loại bỏ cặn cà phê và tinh dầu tích tụ sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, bạn nên tháo lưới chia nước để làm sạch toàn bộ bên trong khoảng 5 ngày một lần.
- Thực hiện kiểm tra và bảo trì định kỳ các bộ phận quan trọng như van điện từ, bơm tăng áp, lưới chia nước và ống dẫn nước để phát hiện sớm các lỗi và có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Nếu cà phê được xay quá mịn hoặc quá đậm, nước sẽ gặp khó khăn khi lưu thông qua họng pha, dẫn đến hiện tượng cà phê chảy chậm hoặc bị tắc nghẽn. Vì vậy, người dùng cần điều chỉnh độ xay hoặc lựa chọn loại cà phê phù hợp để đảm bảo nước có thể dễ dàng chảy qua họng pha.
- Lắp đặt hệ thống lọc nước DVA hoặc RO sẽ giúp loại bỏ tạp chất, canxi và cặn bẩn có trong nước, ngăn chặn nguy cơ đóng cặn tại họng pha và đường ống dẫn nước.
Cách tốt nhất để bảo vệ máy pha cà phê khỏi tình trạng tắc nghẽn do cặn vôi là sử dụng hệ thống lọc nước chuyên dụng. BWT, thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực lọc nước cho máy pha cà phê, cung cấp các giải pháp lọc hiện đại giúp giảm thiểu cặn vôi, bảo vệ nồi hơi và đường ống nước, đồng thời cải thiện chất lượng nước, nâng cao hương vị espresso. Việc sử dụng bộ lọc nước BWT không chỉ giúp tăng tuổi thọ máy pha mà còn giảm đáng kể chi phí bảo trì và sửa chữa trong quá trình vận hành. Đầu tư ngay bộ lọc nước BWT được phân phối chính hãng tại Cubes Asia nhé!

Các biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng máy cà phê bị tắc nghẽn (Nguồn: Internet)
Một số lưu ý để hạn chế tình trạng máy pha cà phê bị tắc khi sử dụng
Để hạn chế tình trạng máy pha cà phê bị tắc, người dùng cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng trong quá trình vận hành và bảo dưỡng. Trước hết, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo thao tác đúng cách, tránh các lỗi kỹ thuật gây ảnh hưởng đến hệ thống dẫn nước.
Vệ sinh máy họng pha, lưới chia nước và các bộ phận liên quan mỗi ngày để loại bỏ bã cà phê và dầu nhờn tích tụ, từ đó tránh được tình trạng máy pha cà phê bị tắc và đảm bảo hương vị cà phê luôn thơm ngon, đậm đà. Đồng thời, sử dụng nước lọc thay vì nước máy chưa qua xử lý sẽ giúp giảm nguy cơ đóng cặn và tắc nghẽn đường ống.
Ngoài ra, người dùng nên kiểm tra và thay thế các linh kiện quan trọng như gioăng cao su, van điện từ và bộ lọc nước theo lịch trình từ 3 - 6 tháng một lần để phát hiện sớm các dấu hiệu hao mòn và ngăn ngừa sự cố nghiêm trọng. Đặc biệt, khi cần thay thế bộ phận nào đó, người dùng nên lựa chọn sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất hoặc đơn vị phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng và hiệu suất hoạt động của máy pha cà phê.

Bảo dưỡng và vệ sinh máy pha cà phê đúng cách để tránh bị tắc (Nguồn: Internet)
Việc bảo dưỡng và vệ sinh máy pha cà phê đúng cách không chỉ giúp đảm bảo chất lượng chiết xuất tối ưu mà còn kéo dài tuổi thọ của máy, hạn chế tối đa tình trạng tắc nghẽn trong quá trình sử dụng. Khi mua máy pha cà phê tại Cubes Asia, khách hàng sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết về quy trình vệ sinh và bảo trì máy, cùng với gói hỗ trợ kỹ thuật định kỳ để đảm bảo máy luôn vận hành trơn tru. Nhờ đó, bạn có thể yên tâm tận hưởng những ly cà phê đậm đà, chuẩn vị mỗi ngày mà không lo gián đoạn. Hãy đến với Cubes Asia để trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và sở hữu ngay chiếc máy pha cà phê chất lượng nhất!
CUBES ASIA – MÁY PHA CÀ PHÊ CHUYÊN NGHIỆP
Đại diện thương hiệu Nuova Simonelli và Victoria Arduino tại Việt Nam
Địa chỉ cửa hàng:
- Showroom HCM: SARIMI A1-00.10, 74 Nguyễn Cơ Thạch, phường An Lợi Đông, Thủ Đức, HCM
- Showroom Hà Nội: 87 Lê Hồng Phong, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội.