Kinh doanh nhượng quyền cà phê là hình thức bỏ ra một khoản chi phí để mua lại quyền sử dụng thương hiệu cà phê đã có sẵn trên thị trường.
Thị trường cà phê Việt Nam đang ngày càng phát triển sôi động với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu lớn nhỏ. Để cạnh tranh và thành công, nhiều người đã lựa chọn hình thức nhượng quyền cà phê. Vậy, nhượng quyền cà phê có những ưu điểm gì và tại sao nó lại được nhiều người lựa chọn đến vậy? Bài viết dưới đây, Cubes Asia sẽ giải đáp chi tiết cũng như chia sẻ kinh nghiệm mở quán cà phê nhượng quyền đến bạn.
>> Tham khảo thêm:
Kinh doanh nhượng quyền cà phê là gì?
Kinh doanh nhượng quyền cà phê là mô hình kinh doanh mà một công ty/ chủ thương hiệu (gọi là nhà nhượng quyền) cho phép một cá nhân hoặc tổ chức khác (gọi là người nhận nhượng quyền) sử dụng thương hiệu, sản phẩm, quy trình kinh doanh và các tài sản trí tuệ khác của mình để mở và vận hành một quán cà phê. Quá trình này đòi hỏi sự ràng buộc về pháp lý, tài chính và thời gian. Một số điều kiện cụ thể đối với nhà nhượng quyền và người nhận nhượng quyền như sau:
- Điều kiện đối với nhà nhượng quyền: Cho phép bên đầu tư sử dụng thương hiệu, công thức pha chế, phong cách trang trí, thiết kế, menu,... có sẵn để tiếp tục kinh doanh.
- Điều kiện đối với người nhận nhượng quyền: Đáp ứng thỏa thuận nhượng quyền về vị trí, thiết kế quán, diện tích mặt bằng,…
Kinh doanh nhượng quyền cà phê là hình thức bỏ ra một khoản chi phí để mua lại quyền sử dụng thương hiệu cà phê đã có sẵn trên thị trường (Nguồn: Internet)
>> Có thể bạn quan tâm:
Các hình thức nhượng quyền quán cà phê hiện nay
Mô hình nhượng quyền quán cà phê hiện nay gồm 4 hình thức chính, bao gồm:
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện
Bên nhận nhượng quyền sẽ sử dụng toàn bộ hệ thống kinh doanh, thương hiệu, sản phẩm, và dịch vụ của bên nhượng quyền.
- Nhượng quyền không toàn diện
Bên nhận nhượng quyền chỉ sử dụng một phần hệ thống kinh doanh hoặc sản phẩm của bên nhượng quyền. Chẳng hạn, một số quán cà phê chỉ sử dụng hạt cà phê từ một thương hiệu nổi tiếng nhưng vẫn giữ phong cách và dịch vụ riêng.
- Nhượng quyền có tham gia quản lý
Cùng với việc nhượng quyền thương hiệu, bên nhượng quyền còn cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền.
- Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Bên nhượng quyền có thể đầu tư một số vốn, nhằm mục đích trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống và cùng chia sẻ lợi nhuận.
Có nhiều hình thức kinh doanh nhượng quyền cà phê khác nhau (Nguồn: Internet)
Có nên kinh doanh quán cà phê nhượng quyền?
Để đưa ra quyết định có nên kinh doanh quán cà phê nhượng quyền hay không, trước tiên, bạn nên xem xét ưu nhược điểm của hình thức này:
Ưu điểm của nhượng quyền quán cà phê
Đối với nhà nhượng quyền cà phê:
- Có cơ hội mở rộng hệ thống quy mô và mạng lưới phân phối kinh doanh.
- Tiết kiệm chi phí nghiên cứu và phát triển thị trường.
- Mở rộng thị trường nhanh chóng nhờ tận dụng các nguồn lực sẵn có từ bên đầu tư.
- Tăng thu nhập nhờ vào các khoản phí và phần trăm doanh thu hàng năm nhận được từ hợp đồng nhượng quyền cà phê.
Đối với người nhận quyền cà phê:
- Tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng thương hiệu, triển khai các chiến dịch marketing, thiết kế, trang trí không gian,…
- Đầu tư ít nhưng vẫn tận dụng được lợi thế về sức mạnh thương hiệu sẵn có.
- Kế thừa quy trình hoạt động, công thức pha chế và các dịch vụ đã được chuẩn hóa.
- Được hỗ trợ vận hành theo cam kết của hợp đồng và marketing.
Hạn chế của nhượng quyền quán cà phê
Đối với nhà nhượng quyền cà phê:
- Mọi hoạt động của người nhận quyền sẽ có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như hình ảnh của cả thương hiệu.
- Bên nhượng quyền không thể đảm bảo kiểm soát hiệu quả toàn bộ hoạt động của mỗi quán cà phê nhượng quyền.
- Có thể xảy ra tranh chấp về quyền lợi đối với bên đầu tư
Đối với người nhận quyền cà phê:
- Người nhận quyền không được phép tự ý kiểm soát hoàn toàn mọi hoạt động của quán theo cách mình muốn.
- Có thể trực tiếp chịu sự cạnh tranh của bên nhận nhượng quyền khác trong cùng chuỗi kinh doanh trên cùng một địa bàn.
- Nếu xảy ra sự cố về thương hiệu, có thể phải cùng chịu rủi ro với các bên nhận quyền khác.
- Chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng nhượng quyền, dẫn đến thiếu sự sáng tạo theo phong cách riêng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh cà phê nhượng quyền sở hữu nhiều ưu nhược điểm (Nguồn: Internet)
Các bước để mở quán cà phê nhượng quyền
Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình mở quán cà phê nhượng quyền:
Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền
Đầu tiên để mở quán cà phê nhượng quyền, các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc lựa chọn thương hiệu. Không chỉ dừng lại ở mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, mà còn cần tìm hiểu về văn hóa công ty, giá trị cốt lõi, tầm nhìn của thương hiệu. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá xem mình có phù hợp với văn hóa của thương hiệu đó hay không.
Hãy lập một bảng so sánh các tiêu chí quan trọng như chi phí nhượng quyền, hỗ trợ từ nhà nhượng quyền, độ phổ biến của thương hiệu, đối tượng khách hàng mục tiêu,... để có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định sáng suốt.
Tìm hiểu kỹ về quy trình, hợp đồng nhượng quyền
Bạn cần liên hệ trực tiếp với bên nhượng quyền để tìm hiểu rõ các điều khoản về thời hạn hợp đồng, phí nhượng quyền, nghĩa vụ của cả hai bên, điều kiện chấm dứt hợp đồng, quy trình nhượng quyền,... Như vậy, bạn sẽ biết rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình từ đó xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với bên nhượng quyền.
Chuẩn bị chi phí nhượng quyền
Khi quyết định kinh doanh nhượng quyền một quán cà phê, việc chuẩn bị chi phí là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh phí nhượng quyền ban đầu, còn rất nhiều khoản chi phí khác mà bạn cần cân nhắc như: chi phí thiết kế quán, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí thuê mặt bằng, chi phí đăng ký kinh doanh,... Vậy nên, bạn cần lập một kế hoạch tài chính chi tiết để xác định rõ số tiền cần chuẩn bị và lên kế hoạch thu hồi vốn.
Tìm kiếm mặt bằng có vị trí thích hợp
Khác với việc tự mở quán, các bạn cần chọn vị trí quán tiềm năng và phù hợp với yêu cầu của thương hiệu nhượng quyền. Một số tiêu chí cần đáp ứng gồm:
- Quán có vị trí đắc địa, dễ tìm kiếm và di chuyển.
- Mặt tiền rộng rãi, thông thoáng và có chỗ đậu xe cho khách.
- Diện tích quán phù hợp.
- …
Chuẩn bị các giấy phép cần thiết
Mặc dù việc nhượng quyền giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong khâu xin giấy phép kinh doanh, nhưng các thủ tục khác như vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy và đào tạo nhân viên vẫn cần được bạn quan tâm. Hãy chuẩn bị chu đáo những giấy tờ này để đảm bảo quán hoạt động một cách chuyên nghiệp và tuân thủ đúng quy định.
>> Xem chi tiết: Mở quán cà phê có cần giấy phép kinh doanh
Cân nhắc các yếu tố quan trọng để kinh doanh quán cà phê nhượng quyền lợi nhuận cao (Nguồn: Internet)
Lưu ý khi mở quán cà phê nhượng quyền
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng nhất định cần cân nhắc trước khi mở quán cà phê nhượng quyền:
- Có kế hoạch kinh doanh cụ thể: Trước khi bắt tay vào mở quán cà phê nhượng quyền, bạn cần thiết lập một kế hoạch kinh doanh đầy đủ liên quan đến chi phí, kế hoạch truyền thông, xây dựng menu, trang trí, thu hồi vốn,... càng chi tiết càng tốt để thuyết phục nhà nhượng quyền hợp tác.
- Cân đối chi phí hoạt động của quán: Chi phí để đầu tư vào một quán cà phê nhượng quyền thường thấp hơn mô hình tự mở. Tuy nhiên, điều này không tỷ lệ thuận với tốc độ thu hồi vốn và lợi nhuận nhận được. Quan trọng là người nhận nhượng quyền cần biết cách cân đối chi phí hoạt động, có kế hoạch tối ưu hoạt động kinh doanh hợp lý, đảm bảo chi phí bỏ ra không vượt quá 80% doanh thu để đạt hiệu quả tài chính tốt nhất.
- Tuân thủ các quy định của thương hiệu nhượng quyền: Người nhận nhượng quyền cần đảm bảo tuân thủ đúng các quy định trong hợp đồng đã ký kết với thương hiệu, bao gồm nội dung quyền thương mại, quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền, giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán, thời hạn hiệu lực của hợp đồng… Điều này sẽ đảm bảo tránh xảy ra tranh chấp không đáng có trong quá trình hợp tác.
- Chiến dịch quảng cáo: Bạn cần chú trọng đẩy mạnh các chiến dịch Marketing, quảng bá cho quán bằng Google Map, Facebook, Instagram, Foody, khuyến mãi,..., đặc biệt là trong giai đoạn khai trương, các dịp lễ để tăng độ phủ sóng và thu hút khách hàng tiềm năng.
Kinh doanh quán cà phê nhượng quyền thành công nhờ có kế hoạch rõ ràng (Nguồn: Internet)
Bài viết trên đây, Cubes Asia đã trình bày chi tiết về kinh nghiệm mở quán cà phê nhượng quyền. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng trước khi bắt đầu kinh doanh.
Ngoài ra, nếu quý khách hàng đang có nhu cầu mua sắm dụng cụ pha chế, hãy chọn máy pha cà phê, máy xay cà phê, tủ bánh trưng bày, máy xay sinh tố công nghiệp, dụng cụ barista, cà phê hạt,... tại Cubes Asia - nhà nhập khẩu máy pha cà phê chuyên nghiệp. Cubes Asia đồng thời cũng là đối tác của nhiều chuỗi cà phê nổi tiếng như The Coffee House, AHA Cafe, Trung Nguyên Legend, Kofi Kai, Viva Coffee,... đảm bảo cung cấp giải pháp cà phê toàn diện cho bạn.
Khách hàng mua sắm tại Cubes Asia sẽ được tư vấn tận tâm, rõ ràng để đảm bảo lựa chọn được sản phẩm phù hợp và ưng ý nhất. Một số máy pha cà phê được phân phối tại Cubes Asia Máy pha cà phê Nuova Simonelli Appia Life 1 Group Volumetric, máy pha cà phê ECM Puristika, máy pha cà phê Carimali Cento 1Gr Plus, máy pha cà phê Victoria Arduino Eagle One Prima, máy pha cà phê Lelit Mara X PL62-X,...
CUBES ASIA – CUNG CẤP GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN VỀ CÀ PHÊ
Đại diện độc quyền thương hiệu Nuova Simonelli và Victoria Arduino tại Việt Nam
Mua hàng online: vinbarista.com
Địa chỉ cửa hàng:
- Văn phòng: SARIMI A1-00.10, 74 Nguyễn Cơ Thạch, phường An Lợi Đông, Thủ Đức, HCM
- Wholesale Expert: 0903 096 486 (Mr. Phong)
- HoReCa Expert: 0909 567 960 (Ms. Nhi)
- Showroom HCM: SARIMI A1-00.10, 74 Nguyễn Cơ Thạch, phường An Lợi Đông, Thủ Đức, HCM
- Showroom Hà Nội: 87 Lê Hồng Phong, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội.