Mở quán cà phê có cần giấy phép kinh doanh là thắc mắc thường gặp của nhiều người trước khi bắt tay vào mô hình này. Cùng Cubes Asia tham khảo và cập nhật chi tiết thông qua bài viết sau đây nhé!
Mở quán cà phê có cần giấy phép kinh doanh là thắc mắc thường gặp của nhiều người trước khi bắt tay vào mô hình này. Đây là vấn đề quan trọng, cần tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng theo đúng quy định của pháp luật để tránh xảy ra các phát sinh không mong muốn. Đừng lo lắng, cùng Cubes Asia tham khảo và cập nhật chi tiết thông qua bài viết sau đây nhé!
>> Tham khảo thêm:
Mở quán cà phê có cần giấy phép kinh doanh? Quy định cụ thể
Quán cà phê là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, có địa điểm kinh doanh cụ thể, do đó bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Đối với các quán cà phê có địa điểm kinh doanh cố định, thủ tục này là bắt buộc.
Cụ thể, Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh đã quy định như sau:
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
Những giấy phép cần thiết để mở quán cà phê
Khi mở quán cà phê, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và quan trọng sau đây:
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Đối với mô hình kinh doanh quán cà phê quy mô nhỏ, bình dân, bạn có thể liên hệ với UBND Quận/Huyện để được hướng dẫn làm hồ sơ chi tiết. Nếu kinh doanh quy mô lớn hoặc phát triển theo hình thức chuỗi hệ thống, hộ kinh doanh cần liên hệ với Sở kế hoạch Đầu tư Tỉnh/Thành Phố để được vấn đáp. Các trường hợp đạt đủ điều kiện sau đây sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng từ 3 – 5 ngày (tính từ ngày nhận hồ sơ):
- Ngành kinh doanh cá thể không thuộc ngành, nghề cấm theo quy định của pháp luật.
- Tên chủ kinh doanh đăng ký phù hợp với quy định.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký.
Đăng ký giấy phép kinh doanh là quy định về kinh doanh quán cà phê bạn cần biết (Nguồn: Internet)
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với lĩnh vực kinh doanh ẩm thực, bao gồm quán cà phê, ngoài đăng ký thành lập hộ kinh doanh, quán cần được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với loại giấy này, thời hạn sẽ là 3 năm kể từ ngày cấp. Mỗi năm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ trực tiếp xuống kiểm tra. Các trường hợp không đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện đã ký kết, giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi giấy, đồng thời hộ kinh doanh cũng bị xử phạt hành chính.
Giấy phép phòng cháy chữa cháy
Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định Nghị định 136/2020/NĐ-CP, nhà hàng quán ăn, quán cà phê thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy đều bắt buộc phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy khi kinh doanh. Thời hạn giải quyết đơn từ 5 – 15 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ.
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi đăng ký kinh doanh quán cà phê (Nguồn: Internet)
>> Có thể bạn quan tâm:
Hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê
Hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê có sự khác nhau giữa hai mô hình sau:
Đối với hộ kinh doanh
Đối với hộ kinh doanh quán cà phê, chủ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (quy định tại Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT), bao gồm các nội dung sau:
- Tên hộ kinh doanh, địa điểm, số điện thoại.
- Họ tên, chữ ký, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước người đứng đầu hộ kinh doanh.
- Ngành nghề kinh doanh: thực phẩm.
- Số vốn kinh doanh.
- Số lao động sử dụng.
- Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Thủ tục đăng ký:
Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ tại Bộ phận dịch vụ công thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Trong vòng 3 - 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Lệ phí: Thông thường là 100.000 đồng/ lần.
Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp kinh doanh cà phê, hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Danh sách cổ đông hay thành viên công ty.
- Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu bản sao hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập,…
- Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Các loại giấy phép hành nghề theo lĩnh vực kinh doanh.
Thủ tục:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty. Kết quả phản hồi sẽ có sau 3 - 5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ thiếu/ sai sót/ không hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời lý do rõ ràng bằng văn bản.
Ngoài ra, sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn tất thêm các thủ tục cần thiết sau đây:
- Khắc con dấu công ty.
- Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp.
- Đăng ký mua chữ ký số điện tử.
- Treo bảng hiệu công ty và thông báo phát hành hóa đơn GTGT.
- Tiến hành kê khai và đóng thuế cho công ty.
- Góp vốn vào công ty kinh doanh cà phê.
- Thuê dịch vụ kế toán hoặc kế toán viên.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh cho quán cà phê (Nguồn: Internet)
Hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Giấy khám sức khỏe và CMND cho những nhân sự đang làm việc tại quán cà phê.
- Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu.
- Tên tổ chức/doanh nghiệp kinh doanh, địa chỉ, địa điểm kinh doanh, số điện thoại.
- Số giấy đăng ký kinh doanh hoặc CMND người đại diện.
- Danh sách cá nhân tham gia xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất.
- lượng cà phê (bản photo có chứng thực), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối (bỏ qua nếu là đăng ký kinh doanh cá thể).
- Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý.
- Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.
- Các nguyên vật liệu tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng,…
Thủ tục
Tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục an toàn vệ sinh thực phẩm. Thời gian làm việc là thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Sau khi nộp hồ sơ, Cục An toàn thực phẩm sẽ cử đoàn thẩm định về tận quán để tiến hành thẩm định, sau đó cấp giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện.
Thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (Nguồn: Internet)
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến vấn đề mở quán cà phê có cần giấy phép kinh doanh hay không:
Mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh?
Mở quán cà phê nhỏ cũng thuộc hình thức kinh doanh có xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cố định để đặt biển hiệu, tên cửa hàng và người bán trực tiếp trao đổi mua bán tại địa điểm kinh doanh đó. Vì vậy, việc mở quán cà phê quy mô nhỏ/ ít vốn vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh quán cà phê thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?
Kinh doanh quán cà phê thuộc ngành nghề kinh doanh: bán buôn, bán lẻ cà phê (thu mua cà phê), chế biến cà phê và kinh doanh cà phê thành phẩm. Điều này dựa trên 2 quyết định sau:
- Quyết định 10/2007/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ký ngày 23 tháng 01 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 26/02/20007.
- Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/8/2018 thay thế cho quyết định 10/2007/QĐ-TTg.
Bài viết trên đây, Cubes Asia đã giải đáp chi tiết thắc mắc mở quán cà phê có cần giấy phép kinh doanh không. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng trước khi bắt đầu kinh doanh.
Ngoài ra, nếu quý khách hàng đang có nhu cầu mua sắm dụng cụ pha chế, hãy chọn máy pha cà phê, máy xay cà phê, tủ bánh trưng bày, máy xay sinh tố công nghiệp, dụng cụ barista, cà phê hạt,... tại Cubes Asia - nhà nhập khẩu máy pha cà phê chuyên nghiệp và cung cấp giải pháp toàn diện về cà phê.
Khách hàng mua sắm tại Cubes Asia sẽ được tư vấn tận tâm, rõ ràng để đảm bảo lựa chọn được sản phẩm phù hợp và ưng ý nhất. Một số máy pha cà phê được phân phối tại Cubes Asia Máy pha cà phê Nuova Simonelli Appia Life 1 Group Volumetric, máy pha cà phê ECM Puristika, máy pha cà phê Carimali Cento 1Gr Plus, máy pha cà phê Victoria Arduino Eagle One Prima, máy pha cà phê Lelit Mara X PL62-X,...
CUBES ASIA – CUNG CẤP GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN VỀ CÀ PHÊ
Đại diện độc quyền thương hiệu Nuova Simonelli và Victoria Arduino tại Việt Nam
Mua hàng online: vinbarista.com
Địa chỉ cửa hàng:
- Văn phòng: SARIMI A1-00.10, 74 Nguyễn Cơ Thạch, phường An Lợi Đông, Thủ Đức, HCM
- Wholesale Expert: 0903 096 486 (Mr. Phong)
- HoReCa Expert: 0909 567 960 (Ms. Nhi)
- Showroom HCM: SARIMI A1-00.10, 74 Nguyễn Cơ Thạch, phường An Lợi Đông, Thủ Đức, HCM
- Showroom Hà Nội: 87 Lê Hồng Phong, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội.