Cà phê espresso có thể được định nghĩa là một cuộc chinh phục vĩ đại của nhân loại, bên cạnh việc phát minh ra bánh xe, xây dựng kim tự tháp, lý thuyết trái đất tròn và sự đổ bộ của mặt trăng. Cà phê espresso chính là một phát minh trong cả lĩnh vực công nghệ và xã hội. Hãy cùng nhìn lại những cột mốc lịch sử của loại thức uống này nhé!Những giọt Espresso đầu tiên: ý tưởng,...
Cà phê espresso có thể được định nghĩa là một cuộc chinh phục vĩ đại của nhân loại, bên cạnh việc phát minh ra bánh xe, xây dựng kim tự tháp, lý thuyết trái đất tròn và sự đổ bộ của mặt trăng. Cà phê espresso chính là một phát minh trong cả lĩnh vực công nghệ và xã hội. Hãy cùng nhìn lại những cột mốc lịch sử của loại thức uống này nhé!
Những giọt Espresso đầu tiên: ý tưởng, thiết kế đầu tiên và nguyên mẫu ban đầu
Hãy quay trở lại nhiều năm về trước, về thời kỳ đổi mới và cách mạng công nghiệp; sang thời kỳ mà các tầng lớp xã hội mới và nhịp điệu mới ra đời. Ý tưởng ban đầu, vào cuối những năm 1800, đến từ một doanh nhân ở Turin, Angelo Moriondo.
Espresso dựa trên nguyên tắc là tạo ra một loại thức uống cà phê có thể được pha chế ngay lập tức, nhanh chóng… thậm chí là hỏa tốc!
Sau khoảng 15 năm, vào đầu những năm 1900, lịch sử vĩ đại của cà phê espresso đã trở thành hiện thực: một nhà phát minh người Milan đã hoàn thiện và đăng ký bằng sáng chế cho một chiếc máy vận hành bằng hơi nước với các bộ lọc porta thời tiền sử để đặt bột cà phê đã được nén vào.
Nước Ý thời điểm đó đang trong quá trình phát triển nền công nghiệp hóa và công nghệ; các nhà phát minh đang suy nghĩ và sáng tạo, cuộc sống văn phòng và nhà xưởng cũng ngày càng bận rộn, người lao động luôn cần một thức uống giúp duy trì sự tỉnh táo. Và cà phê, vào thời điểm đó,đã sẵn sàng để trở thành một ngôi sao!
Cà phê với hàm lượng caffeine cao chính là lựa chọn hoàn hảo nhất. Đó là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, thời điểm mà loại thức uống này vẫn được xem là chỉ dành cho các giao dịch thương mại hoặc dành cho tầng lớp trung lưu giàu có. Chỉ trong vài thập kỷ, cà phê đã thúc đẩy một nước Ý ngày càng thống nhất, văn minh hóa và công nghiệp hóa.
Lịch sử huy hoàng của espresso bắt đầu vào năm 1910 khi chiếc máy đầu tiên được bán ra với tên gọi Ideale, được sản xuất bởi thương hiệu La Pavoni. Đầu grop của Ideale đạt nhiệt độ lên tới 140°C và áp suất chỉ 1,5 Bar, ít hơn nhiều so với các mẫu 9 Bar.
So với những chiếc máy pha hiện đại ngày nay, Ideale chiết xuất espresso trong 45 giây, đắng và ít body, cũng như cực kỳ nóng và có hương vị gợi nhớ nhiều hơn đến cà phê phin bị cháy.
Chẳng mấy chốc, các quán cà phê, nơi vào thế kỷ 19 là nơi yên bình để trò chuyện, ngày càng trở thành những quán bar nhộn nhịp, tấp nập dành cho những người lao động tìm kiếm một loại cà phê nạp lại năng lượng. Đồng thời với các từ dành cho quán, trong các chiến dịch “Ý hóa” các từ nước ngoài, thuật ngữ “barista” ra đời bắt nguồn từ cụm "barman" của Mỹ.
Do những khó khăn trong việc nhập khẩu cà phê hạt mà lượng tiêu thụ bắt đầu sụt giảm. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, cà phê không thể phát triển ở Ý và việc tìm nguồn cung ứng hạt gần như trở thành vấn đề nan giải. Thời kỳ sau chiến tranh, máy pha cà phê espresso trở lại phổ biến. Gaggia đã lắp đặt một máy bơm thủ công để tăng áp suất lên cà phê và kết quả là chiết xuất các loại dầu có trong cà phê. Đó chính là chiếc máy La Crema!
Lan truyền, phổ biến và văn hóa của cà phê
Vào năm 1961, Bob Dylan và Pavarotti chính thức bước chân vào ngành sản xuất máy pha cà phê, xuất thân từ một người trong quán bar dưới tầng hầm ở New York, người kia đóng vai La Boheme ở Reggio Emilia… và họ đã tạo nên lịch sử. Từ xưởng Faema của Ernesto Valente, chiếc máy pha cà phê espresso bán tự động, chiếc máy đầu tiên có nồi hơi nằm ngang tích hợp ra đời. Đó chính là Faema E61, một cột mốc quan trọng đối với tất cả các máy pha cà phê espresso hiện đại.
Nhờ phát mình này, công việc của những barista trở nên dễ dàng hơn nhiều và họ bắt đầu có đủ thời gian để trò chuyện với khách hàng trong khi chiết xuất cà phê. Dần dần cà phê espresso trở nên phổ biến. Trung bình mỗi quý ở mọi thị trấn hoặc thành phố đều mở một quán bar hoặc quán cà phê mới.
Văn hóa cà phê Ý ra đời! Được tạo ra vào nửa đầu thế kỷ, giai đoạn này chứng kiến sự hợp nhất của cà phê, trở nên mạnh mẽ và “vững chắc”, không bao giờ dịch chuyển bất chấp mức độ toàn cầu hóa ngày càng tăng. Cà phê espresso cũng dần trở thành một loại “cao cấp bình dân” – như “caffè in sospeso” hay cà phê chờ ở Napoli.
Người Ý, những sinh vật có thói quen, đến quán bar ngay trước cửa nhà họ: gọi một ly cà phê espresso trở thành một thói quen hoặc thậm chí là một biểu tượng trạng thái. Thậm chí còn có luật bất thành văn về nghi thức quán bar: không được gọi một cốc cappuccino sau bữa trưa và giá phải tuân theo giá của tờ báo hàng ngày. Đây là những nghi thức được thêm vào lịch sử tuyệt vời của cà phê espresso.
Họ đã uống gì? Những người uống cà phê Ý luôn ưa thích cà phê tự nhiên của Brazil; các nhà rang xay chuyên nghiệp trộn hạt Arabica và Robusta, ngày càng làm việc chặt chẽ hơn để cân bằng giữa chất lượng và chi phí với các chủ quán và thật không may, không phải lúc nào cũng có lợi cho đặc tính thơm của cà phê.
Trong khi ngày nay, các chuyên gia cà phê hàng đầu có ý định thưởng thức cà phê hảo hạng với hương thơm đậm đà, phức tạp, thì đối với đa số người Ý, cà phê là tia sáng gợi lại những ký ức xa xăm, có thể từ một ly cà phê cappuccino nhâm nhi buổi sáng hay một tách espresso trước khi bắt đầu một ngày bận rộn.
Cà phê mang đi: Espresso vươn ra quốc tế, mang ý nghĩa của thời đại và nhiều bài học
Ngược lại, văn hóa cà phê toàn cầu đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa Ý: phong cách Ý trên toàn thế giới đã thành công rực rỡ vào những năm 1970. Di cư và sự ra đời của các cộng đồng người Ý mới, từ Seattle đến Úc, cũng như bánh pizza, đã xuất khẩu máy pha và espresso chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành cơ sở của phần lớn đồ uống cafe.
Bằng cách phát minh ra chiếc máy đầu tiên chiết xuất cà phê nén bằng nước, thường được gọi là máy pha espresso, Ý đã phát minh và đóng góp vào lịch sử vĩ đại của ngành cà phê. Espresso đã đi vào di sản thế giới của nhân loại, chứ không phải của riêng một quốc gia nào. Trong nhiều thập kỷ, Ý đã cố gắng nhưng không thể thực hiện sự thống trị của mình đối với văn hóa cà phê.
Những năm 2000. Thiên niên kỷ mới mang theo rất nhiều thử nghiệm và nghiên cứu về mọi lĩnh vực pha chế: espresso đang trở nên phức tạp và tinh tế, trong khi từ phân khúc nhỏ của nó, cà phê đặc sản đang trở thành thức uống hàng ngày ở một số khu vực.