Cà phê, thức uống được yêu thích hàng đầu thế giới, với hơn 400 tỷ tách tiêu thụ mỗi năm. Trong số đó, cà phê Arabica là một trong hai loài cà phê chính được trồng để tiêu thụ, bên cạnh Robusta. Arabica có hương vị ngọt ngào, sâu lắng, đậm đà và vị đắng nhẹ.
Cà phê, thức uống được yêu thích hàng đầu thế giới, với hơn 400 tỷ tách tiêu thụ mỗi năm. Trong số đó, cà phê Arabica là một trong hai loài cà phê chính được trồng để tiêu thụ, bên cạnh Robusta. Arabica có hương vị ngọt ngào, sâu lắng, đậm đà và vị đắng nhẹ. Bài viết này của Cubes Asia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cà phê Arabica là gì cũng như những điều thú vị xoay quanh loại cà phê này, từ quá trình sinh trưởng của cây cà phê Arabica đến cách phân biệt nó với các loại cà phê khác.
>> Xem thêm:
Cà phê Arabica là gì?
Cà phê Arabica là một loài thực vật có hoa thuộc họ Thiến thảo Rubiaceae. Đây được cho là loài cà phê đầu tiên được trồng và hiện chiếm khoảng 60% sản lượng cà phê toàn cầu, trong khi loài còn lại là Coffea Canephora hay còn gọi là cà phê Robusta.
Hạt cà phê Arabica nổi tiếng với hương vị tuyệt vời, đặc trưng bởi vị ngọt, mềm mại cùng chút hương trái cây và đường, và có độ chua cao hơn so với Robusta. Chính hương vị đặc biệt này đã khiến cà phê Arabica trở thành lựa chọn yêu thích của những người sành cà phê.
Cây Arabica có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Ethiopia nhưng hiện nay chủ yếu được trồng ở Trung và Nam Mỹ. Colombia và Brazil là quốc gia nước sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới.
Fact: Có hơn 120 loài được công nhận trong chi Coffea được công nhận trên toàn thế giới, theo nghiên cứu do Tiến sĩ Aaron Davis đứng đầu tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có hai loài được coi là có giá trị thương mại: Coffea Canephora (Robusta) và Coffea Arabica (Arabica).

Arabica là một trong hai loại cà phê phổ biến trên thế giới (Nguồn: Internet)
>> Xem thêm:
Lịch sử của cà phê Arabica
Nguồn gốc của cà phê Arabica được cho là từ Vương quốc Kefa, ngày nay nằm ở Ethiopia, Châu Phi cận Sahara vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên. Truyền thuyết nổi tiếng nhất cho rằng người phát hiện ra cây cà phê là một người chăn dê người Ethiopia tên là Kaldi, sống vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và thế kỷ thứ 9.
“Một ngày nọ, Kaldi nhận thấy đàn dê của mình ăn những quả mọng màu đỏ và xanh lá cây từ một loài cây lạ. Sau khi ăn một lượng lớn quả mọng, đàn dê bắt đầu nhảy múa xung quanh một cách đầy năng lượng. Tò mò về phản ứng của đàn dê, Kaldi đã tự mình thử những quả mọng và cảm thấy có tác dụng kích thích, tiếp thêm năng lượng.
Quá phấn khích với khám phá của mình, Kaldi đã mang những quả mọng đến một tu viện địa phương để một nhà sư kiểm tra. Tuy nhiên, nhà sư đã từ chối và ném những quả mọng vào một ngọn lửa gần đó.
Mùi của quả mọng cháy, hoặc ít nhất là hạt rang (hạt cà phê) bên trong, đã thu hút sự chú ý của nhà sư. Những hạt cà phê rang được lấy ra khỏi lửa, nghiền nát và trộn với nước. Và thế là, tách cà phê đầu tiên đã ra đời.”
Câu chuyện này, dù có phần hư cấu, cũng gợi ý rằng người xưa đã nhận ra được tác dụng đặc biệt của cà phê. Người dân bản địa Ethiopia, từ hàng nghìn năm trước, đã tận dụng hạt cà phê để tăng cường tỉnh táo bằng cách nhai trực tiếp, chứ chưa chế biến thành đồ uống như ngày nay.
Hạt cà phê được những nô lệ Ethiopia mang đến Yemen và bán đảo Arabia (bán đảo Ả Rập) vào thế kỷ thứ 7. Người Ả Rập là những người đầu tiên chế biến hạt cà phê thành thức uống. Họ gọi thức uống này là “qahwa”, đây là nguồn gốc của từ “cà phê” trong nhiều ngôn ngữ hiện nay. Cà phê Arabica nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong văn hóa và xã hội ở Trung Đông, đặc biệt là như một thức uống thay thế cho rượu, thứ bị cấm đối với người Hồi giáo.
Vào thế kỷ 16, cà phê Arabica bắt đầu lan rộng ra khắp châu Âu sau khi đế chế Ottoman (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ) xâm lược Ai Cập. Người Ottoman đã giới thiệu cà phê cho người Malta, từ đó cà phê lan rộng sang châu Âu. Người Venice là những người đầu tiên đưa cà phê vào lục địa châu Âu. Thương nhân Hà Lan có được hạt giống Coffea arabica vào năm 1616 và bắt đầu trồng chúng tại các thuộc địa nhiệt đới như Java, Sri Lanka và Nam Mỹ.
Vào thế kỷ 17 và 18, các thuộc địa châu Âu sản xuất cà phê Arabica với số lượng lớn, giúp cà phê lan rộng ra toàn cầu. Ngày nay, cà phê Arabica là một thức uống được yêu thích trên khắp thế giới, có mặt ở mọi châu lục và gắn bó sâu sắc với văn hóa cũng như đời sống xã hội.

Lịch sử phát triển của hạt cà phê Arabica (Nguồn: Cafely)
Nguồn gốc tên Arabica?
Cái tên “Arabica” bắt nguồn từ tên của bán đảo Bán đảo Ả Rập (Arabia Peninsula), nơi hạt của loại cây này lần đầu tiên được sử dụng phổ biến. Cà phê du nhập vào bán đảo Ả Rập do bán đảo gần với Ethiopia. Điểm lợi thế là Ethiopia lại là cửa ngõ ra vào châu Âu thuộc địa phận châu Phi nên đã nhanh chóng được biết đến và người dân nơi đây xem thức uống này là độc quyền, giữ riêng cho mình. Từ đó, cái tên cà phê Arabica ra đời.
Sau thời gian, chúng được phát triển và còn được gọi với tên khác là Mocha. Mocha cũng là một địa danh cảng biển của Yemen thuộc bán đảo Ả rập, phía bên kia bờ biển Đỏ.

Arabica xuất phát từ địa danh bán đảo Arabia (bán đảo Ả rập – Arabia Peninsula) (Nguồn: Cubes Asia)
Đặc điểm sinh học của cây cà phê Arabica
Cây cà phê Arabica hoang dã có chiều cao từ 9 - 12m và thân gỗ. Cây có cành rộng và lá hình elip đến hình trứng với cấu trúc đối xứng. Lá dài từ 6 - 12 cm, rộng 4 - 8 cm, có màu xanh đậm, bóng và bề mặt rộng. Khi được trồng thương mại, cây arabica thường có kích thước nhỏ hơn. Người trồng thường tỉa cây xuống độ cao từ 1,8 - 4m để dễ quản lý, tăng năng suất và thuận tiện trong việc thu hoạch.
Hoa của cây có màu trắng, nhỏ, mọc thành chùm và có mùi thơm. Hoa tự thụ phấn vì một cây có cả nhị và nhụy. Tuy nhiên, thụ phấn chéo thường xảy ra và được coi là cần thiết để tạo ra những hạt cà phê chất lượng cao.
Quả của cây là loại “quả hạch”, tương tự như anh đào, đào, hoặc mận. Mỗi quả chứa hai hạt, được gọi là hạt cà phê. Phần thịt quả bên ngoài có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu đỏ hoặc tím khi chín, sẵn sàng để thu hoạch.
Hạt cà phê có hình bầu dục với một mặt phẳng và một mặt cong, có rãnh đặc trưng ở mặt phẳng. Bên ngoài hạt là lớp vỏ bạc và một lớp mỏng giống như giấy da. Hạt có màu xanh lục đến vàng kem khi còn sống và chuyển sang màu "nâu cà phê" đặc trưng sau khi được rang.

Cây cà phê Arabica trồng thương mại sẽ được cắt tỉa cành để thuận tiện trong việc canh tác (Nguồn: Internet)
Điều kiện phát triển và khu vực phân bố của Arabica
Cây cà phê Arabica phát triển mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ từ 15 - 24°C. Cây ưa khí hậu ổn định và không chịu biến động nhiệt độ lớn. Cây cần lượng mưa hàng năm từ 1500 - 2500 mm, được phân bố đều quanh năm hoặc bổ sung qua tưới tiêu. Arabica phát triển tốt nhất ở độ cao từ 600 - 2000m, nơi quả chín chậm hơn, giúp tạo ra hương vị phức tạp hơn cho hạt cà phê. Đất trồng phải thoát nước tốt, màu mỡ, với độ pH hơi chua đến trung tính (6 – 6,5).
Cây cà phê Arabica cần được cắt tỉa thường xuyên để kiểm soát chiều cao, tăng năng suất và hỗ trợ thu hoạch. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị sâu bệnh, đặc biệt là bọ cánh cứng hại quả và nấm gỉ sắt lá. Việc kiểm soát sâu bệnh chủ yếu dựa vào thuốc trừ sâu hóa học và thuốc diệt nấm, tuy nhiên, cà phê hữu cơ là lựa chọn an toàn và thân thiện hơn. Thu hoạch diễn ra khi quả chuyển sang màu đỏ tươi, thời gian phụ thuộc vào khu vực và độ cao.
Arabica được trồng ở Nam và Trung Mỹ, châu Phi và châu Á. Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/3 sản lượng toàn cầu, trong đó 70% là Arabica. Cà phê Arabica Brazil nổi tiếng với hương vị phong phú, độ acid thấp và đậm đà. Các quốc gia như Colombia, Honduras và Guatemala cũng nổi tiếng với hạt Arabica chất lượng cao, mang hương vị đặc trưng nhờ điều kiện khu vực và độ cao.

Arabica phát triển tốt nhất ở độ cao từ 600 - 2000m (Nguồn: Internet)
Cà phê Arabica có vị gì?
Cà phê Arabica mang lại sự phong phú về hương vị, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như giống hạt, điều kiện canh tác, quy trình chế biến và mức độ rang. Những hương vị nổi bật thường được tìm thấy ở cà phê Arabica bao gồm hương hoa, trái cây cam quýt, vị cay nhẹ và sô cô la, cùng với các mức độ Acidity (độ chua) khác nhau. Độ chua trong cà phê Arabica thường được miêu tả là tươi sáng, sắc nét và mang nét đặc trưng của cam quýt, làm tăng thêm sự phức tạp và sống động cho mỗi tách cà phê.
Một số hương vị đặc trưng phổ biến của cà phê Arabica:
- Hương hạt: Bao gồm các hương vị như hạnh nhân, hạt phỉ, hoặc đậu phộng.
- Hương trái cây: Các nốt hương thường gặp như anh đào, cam quýt, và quả mọng.
- Hương hoa: Hương hoa hồng, hoa nhài và những loài hoa khác thường xuất hiện ở cà phê Arabica cao cấp.
- Siro và mật ong: Một số loại Arabica mang hương ngọt ngào, sánh mịn như mật ong hoặc caramel.
- Hương cay: Một số hạt cà phê Arabica có thể phảng phất hương quế hoặc đinh hương.
- Sô cô la/ca cao: Nhiều loại Arabica gợi lên hương vị cacao hoặc sô cô la đen.
Hương vị của cà phê arabica thay đổi đáng kể tùy thuộc vào vùng sản xuất, tạo nên sự đa dạng và độc đáo của loại cà phê này trên toàn cầu. Cà phê Arabica từ châu Phi có hương vị trái cây, hoa, và độ chua sáng, đặc biệt từ Ethiopia, Kenya, và Tanzania. Trong khi đó, cà phê từ châu Á như Việt Nam, Indonesia, và Ấn Độ thường mang hương vị đậm đà, đầy đặn với độ chua vừa phải và vị đắng.

Cà phê Arabica có vị chua dịu nhẹ và những nốt hương phức tạp (Nguồn: Internet)
Hàm lượng caffeine của Arabica coffee
Hàm lượng caffeine có trong hạt cà phê thay đổi rất nhiều tùy theo loài. Các biến thể (chủng) trong mỗi loài cũng thể hiện sự khác biệt về hàm lượng caffeine. Trung bình, hạt cà phê Arabica chứa khoảng 1.1% caffeine theo trọng lượng, tương đương với 8-12 mg caffeine mỗi gram. Một tách cà phê Arabica pha (khoảng 250ml) chứa khoảng 85 mg caffeine. Hàm lượng này chỉ bằng khoảng một nửa so với loài cà phê phổ biến thứ 2 là Robusta.

Cà phê Arabica có hàm lượng cafein thấp (Nguồn: Internet)
Cà phê Arabica có bao nhiêu loại và các biến thể của hạt Arabica?
Xét về mặt thương mại trên thị trường kinh doanh ngành cà phê thì chúng được chia thành hai loại đó là: Arabica thuần chủng và bán thuần chủng. Chi tiết một số loại Arabica phổ biến như sau:
Giống cà phê Arabica Typica
Typica là giống cà phê nổi tiếng nhất và có ý nghĩa di truyền quan trọng nhất trong họ cà phê Arabica, đóng vai trò như tổ tiên của nhiều giống cà phê khác. Xuất phát từ Ethiopia, Typica là cây cà phê đầu tiên được mang ra khỏi quê hương của nó. Vào thế kỷ 15, giống cà phê này được đưa đến Yemen, sau đó qua Ấn Độ đến Indonesia. Từ đây, nó được chuyển đến Vườn Bách Thảo ở Amsterdam, rồi đến Guiana thuộc Pháp, Brazil và các vùng khác của châu Mỹ, bao gồm Martinique, Jamaica, Cuba, Costa Rica và El Salvador.
Cây cà phê Typica có thân cao, lá có đầu màu đồng và quả lớn. Chúng nổi tiếng với chất lượng cà phê cao và hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, giống cây này rất dễ bị các bệnh như gỉ sắt cà phê, sâu bệnh và có năng suất thấp, khiến nó ít được sử dụng trong sản xuất quy mô lớn. Dù gặp nhiều thách thức, Typica vẫn là nền tảng của lịch sử và di truyền học của cà phê Arabica.

Giống cà phê Arabica Typica (Nguồn: Cubes Asia)
Giống cà phê Arabica Bourbon
Bourbon là một giống cà phê Arabica nổi tiếng, được đặt theo tên đảo Bourbon (nay là Réunion), nơi nó được trồng từ đầu thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. Sau đó, giống này lan rộng đến Brazil và các khu vực khác ở Nam và Trung Mỹ.
Giống Bourbon có hạt to vừa phải, tiềm năng về hương vị vượt trội so với nhiều giống khác. Tuy nhiên, giống như Typica, nó có khả năng kháng bệnh thấp. Mặc dù năng suất của Bourbon cao hơn khoảng 20% so với Typica, nhưng vẫn thấp hơn so với nhiều giống cà phê khác.

Giống cà phê Arabica Bourbon (Nguồn: Cubes Asia)
Giống cà phê Arabica Timor Hybrid
Timor Hybrid, còn được gọi là Hybrido de Timor (HdT) hoặc Tim Tim, là một giống lai tự nhiên giữa Arabica và Robusta (hoặc Canephora). Giống này kết hợp các đặc điểm của cả hai loài, đặc biệt là khả năng kháng bệnh gỉ sắt lá từ Robusta.
Timor Hybrid là một giống cà phê quan trọng trong việc phát triển các giống cây chống chịu sâu bệnh. Đáng chú ý, Arabica được cho là đã tiến hóa từ Eugenioides và Canephora, giúp Timor Hybrid trở thành một kết quả lai ngược mà tự nhiên đã phát triển trong hơn 100.000 năm.
Giống cà phê Arabica Catimor
Catimor là giống cà phê được lai tạo từ hai giống Caturra và Timor (Timor lại là sự lai tạo giữa dòng Robusta với Arabica), có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha. Đây là một cây cà phê nhỏ, bền bỉ, có thể trồng dày và cho quả chín nhanh. Lá của cây thường có màu nâu đỏ khi mới mọc.
Catimor đòi hỏi người nông dân phải theo dõi và bón phân cẩn thận, điều này khiến việc canh tác trở nên khá khó khăn. Tuổi thọ sản xuất của cây ngắn, chỉ cho năng suất tốt trong vài năm đầu. Nhược điểm lớn của Catimor là chất lượng cà phê thấp nếu cây được trồng ở vị trí không phù hợp, đặc biệt là ở vùng núi cao. Catimor thường được trồng ở các quốc gia như Indonesia, Việt Nam, Mexico và Peru.

Giống cà phê Arabica Catimor (Nguồn: Cubes Asia)
Giống cà phê Arabica Caturra
Caturra được lai tạo từ các giống cà phê Arabica. Một biến thể của Bourbon (Arabica thuần chủng) với dòng cà phê Mundo Novo (dòng lai tạo giữa hai dòng Arabica thuần chủng là Bourbon và Typica).
Loại giống cà phê này của Arabica có màu vàng đặc trưng rất bắt mắt, khó trộn lẫn với các loại cà phê khác. Caturra được lai tạo từ nhiều giống cà phê khác nhau. Chúng được du nhập từ Cuba vào những năm 1980. Đặc điểm của giống café này là có nhân tròn trịa, giống hạt cà phê Catimor.

Giống cà phê Arabica Caturra (đặt theo tên một thị trấn ở Brazil) (Nguồn: Cubes Asia)
Cà phê Arabica được trồng phổ biến ở đâu tại Việt Nam?
Những vùng trồng cà phê Arabica ngon nhất Việt Nam phải kể đến như là: Lâm Đồng, Quảng Trị, Điện Biên, Sơn La. Đặc biệt, vùng Cầu Đất của Đà Lạt, Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi nên loại Arabica Cầu Đất có chất lượng rất cao và được mệnh danh là Nữ Hoàng cà phê Việt Nam.
Ngoài ra, vùng đất Tây Bắc, chủ yếu là 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp nên tại đây trồng hầu hết là cà phê Arabica. Cây cà phê Arabica ở đây sinh trưởng tốt, cho chất lượng cao. Sơn La là tỉnh trồng cà phê Arabica lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau tỉnh Lâm Đồng. Cà phê Arabica Hướng Hóa, Quảng Trị cũng là khu vực trồng giống cafe hạt Arabica rất nhiều. Khe Sanh – Quảng Trị được Hiệp Hội Cà Phê - Ca Cao Việt Nam chọn làm trung tâm trồng và sản xuất cà phê Arabica lớn nhất của miền Trung.
>> Có thể bạn quan tâm:

Arabica Cầu Đất có chất lượng rất cao và được mệnh danh là Nữ Hoàng cà phê Việt Nam (Nguồn: Internet)
Cà phê Arabica không chỉ là một loại thức uống, mà còn là một phần quan trọng của văn hóa và lịch sử cà phê toàn cầu. Với hương vị phong phú, đa dạng và chất lượng vượt trội, Arabica đã chinh phục được trái tim của những người yêu cà phê trên khắp thế giới. Dù gặp nhiều thách thức trong việc trồng trọt và bảo vệ, nhưng sự tinh tế và đặc trưng của Arabica vẫn luôn được đánh giá cao. Chính những điều này đã làm cho cà phê Arabica trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong ngành công nghiệp cà phê, mang lại những trải nghiệm thưởng thức tuyệt vời cho người tiêu dùng.
CUBES ASIA – MÁY PHA CÀ PHÊ CHUYÊN NGHIỆP
Đại diện thương hiệu Nuova Simonelli và Victoria Arduino tại Việt Nam
Địa chỉ cửa hàng:
- Showroom HCM: SARIMI A1-00.10, 74 Nguyễn Cơ Thạch, phường An Lợi Đông, Thủ Đức, HCM
- Showroom Hà Nội: 87 Lê Hồng Phong, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội.
>> Đọc tiếp: