Bạn đang có ý định mở quán cà phê nhỏ. Bạn chưa biết bắt đầu từ đâu? Trong bài viết hôm nay Cubes Asia sẽ hướng dẫn các bước mở quán cà phê cho người mới kinh doanh tham khảo nhé!
Giấc mơ sở hữu một quán cà phê, nơi mọi người có thể thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon và tận hưởng không gian thư giãn, có lẽ đã từng xuất hiện trong tâm trí của rất nhiều người. Tuy nhiên, để biến giấc mơ đó thành hiện thực, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng và có một kế hoạch chi tiết. Bài viết này của Cubes Asia sẽ cung cấp cho bạn các bước cần thiết để mở một quán cà phê kinh doanh thành công và mang lại lợi nhuận.
>> Tham khảo thêm:
Lên ý tưởng kinh doanh quán cà phê
Nghiên cứu thị trường
Hãy bắt đầu công cuộc nghiên cứu thị trường bằng việc ghé thăm những quán đông khách và cả những quán vắng vẻ để hiểu rõ hơn về cách họ hoạt động. Bạn cần quan sát xem họ có gì đặc biệt, từ menu, không gian thiết kế, đến các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và đặc biệt là khách hàng mục tiêu mà họ đang hướng đến. Nhờ vậy, bạn sẽ xác định những khoảng trống trên thị trường mà bạn có thể khai thác, cũng như những bài học kinh nghiệm để tránh mắc phải sai lầm tương tự.
Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu về xu hướng thị trường. Hãy tham khảo các tạp chí, blog về cà phê, hoặc tham gia các hội thảo, sự kiện liên quan đến ngành để tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Các loại đồ uống nào đang được ưa chuộng?
- Phong cách thiết kế quán cà phê nào đang thịnh hành?
- Có những công nghệ mới nào đang được ứng dụng trong quản lý quán cà phê?
- …
Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên cần thực hiện khi mở quán cà phê (Nguồn: Internet)
Cuối cùng, bạn cần hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Một số câu hỏi mà bạn cần tìm đáp án cho phần này là:
- Họ thích loại cà phê nào?
- Họ mong đợi không gian quán như thế nào?
- Họ có những yêu cầu đặc biệt nào về dịch vụ?
- …
Bạn có thể tìm hiểu nhu cầu khách hàng bằng cách làm khảo sát trực tiếp, phỏng vấn nhóm hoặc phân tích dữ liệu từ các trang mạng xã hội. Từ những ý kiến của khách hàng, bạn có thể điều chỉnh ý tưởng kinh doanh của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.
Ví dụ, nếu khách hàng mục tiêu mong muốn một không gian làm việc yên tĩnh, bạn có thể thiết kế quán với nhiều khu vực riêng tư. Nếu đối tượng mục tiêu của quán bạn là kiểu người hướng ngoại, bạn có thể tổ chức các buổi workshop hoặc các sự kiện âm nhạc tại quán.
Sau khi nghiên cứu, bạn cần trả lời được một số câu hỏi quan trọng sau đây:
- Phân khúc khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
- Bạn muốn tạo ra một không gian như thế nào cho khách hàng?
- Điều gì làm cho quán cà phê của bạn nổi bật so với những quán khác?
- Giá trị cốt lõi, thông điệp truyền tải và cá tính riêng của quán là gì?
Ngoài ra, bạn có thể làm thêm bảng phân tích SWOT để đánh giá tính khả thi và tiềm năng phát triển của quán. Bên cạnh đó, bạn cần xác định rõ các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, số lượng khách hàng, thị phần,... trong ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho các hoạt động kinh doanh và đo lường hiệu quả.
Lựa chọn mô hình quán cà phê
Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về thị trường và xác định được những yếu tố cơ bản của ý tưởng kinh doanh, bước tiếp theo là chọn mô hình kinh doanh cà phê. Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lý và thị hiếu của thị trường.
Quán cà phê truyền thống là mô hình phổ biến nhất, hướng đến đa dạng đối tượng khách hàng với menu đồ uống phong phú từ cà phê truyền thống đến các loại trà, nước ép, sinh tố. Không gian quán thường được thiết kế đơn giản, tạo cảm giác gần gũi, thoải mái. Chi phí đầu tư cho một quán cà phê truyền thống có thể dao động từ 200 - 500 triệu đồng.
Mô hình cà phê đặc sản tập trung vào chất lượng cà phê cao cấp, phục vụ những khách hàng sành điệu, yêu cầu khắt khe về hương vị và trải nghiệm. Không gian quán thường được thiết kế sang trọng, tinh tế, tạo không khí đẳng cấp. Chi phí đầu tư cho một quán cà phê đặc sản có thể lên đến hàng tỷ đồng.
Cuối cùng, quán cà phê nhượng quyền là mô hình kinh doanh mới nổi nhưng được nhiều nhà khởi nghiệp lựa chọn. Cụ thể, bạn sẽ mua lại mô hình kinh doanh của một thương hiệu cà phê đã có uy tín trên thị trường. Ưu điểm của mô hình này là tiết kiệm thời gian và công sức xây dựng thương hiệu, được hỗ trợ về quản lý, vận hành và tiếp thị. Tuy nhiên, bạn sẽ có không được tự do sáng tạo trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Kinh doanh cà phê theo mô hình nhượng quyền đang phổ biến (Nguồn: Internet)
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê
Chuẩn bị nguồn vốn
Mục đầu tiên trong kế hoạch mở quán cà phê là chuẩn bị nguồn vốn. Đầu tiên, bạn cần xác định số vốn tự có bạn có thể đầu tư. Vốn tự có càng lớn, khả năng vay vốn và thu hút nhà đầu tư càng cao. Nếu vốn tự có chưa đủ, bạn có thể xem xét các phương án vay ngân hàng hoặc người thân.
Bạn có thể tham khảo ước tính chi phí đầu tư sau:
- Quán nhỏ (20-30 chỗ ngồi): 200-500 triệu đồng.
- Quán vừa (50-70 chỗ ngồi): 500 triệu - 1 tỷ đồng.
- Quán lớn (100 chỗ ngồi trở lên): Trên 1 tỷ đồng.
Để đảm bảo tính khả thi của dự án, bạn có thể lập thêm một bản phân tích tài chính với các nội dung sau đây:
- Dự báo doanh thu: Dựa trên quy mô của quán, menu, giá bán và lượng khách hàng tiềm năng, bạn có thể ước tính doanh thu hàng tháng hoặc hàng năm. Ví dụ, một quán cà phê nhỏ với 20 chỗ ngồi, giá bán trung bình 30.000 đồng/ly và lượng khách trung bình 50 khách/ngày có thể đạt doanh thu khoảng 45 triệu đồng/tháng.
- Dự báo chi phí: Chi phí vận hành quán cà phê bao gồm chi phí cố định (thuê mặt bằng, nhân sự, khấu hao tài sản,...) và chi phí biến đổi (nguyên vật liệu, điện nước, marketing,...). Ước tính chi phí này sẽ giúp bạn kiểm soát dòng tiền và đảm bảo quán luôn có đủ vốn để hoạt động.
- Điểm hòa vốn: Đây là điểm xác định số lượng sản phẩm cần bán để giữ cho quán không lãi cũng không lỗ. Nhờ vậy, bạn sẽ được mức doanh thu tối thiểu cần đạt được để duy trì hoạt động của quán.
- Lợi nhuận dự kiến: Dự báo lợi nhuận sẽ giúp bạn đánh giá tiềm năng sinh lời của dự án và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Thời gian hoàn vốn: Đây là thời gian dự kiến để bạn thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn càng ngắn càng tốt, chứng tỏ dự án có tính khả thi cao và mang lại lợi nhuận nhanh chóng.
Dự trù vốn là bước đầu tiên trong kế hoạch kinh doanh cà phê (Nguồn: Internet)
Lập kế hoạch dự trù kinh phí ban đầu
Tiếp theo, bạn hãy làm một bảng dự trù kinh phí ban đầu để có ước tính sơ bộ về số tiền phải chi khi mở quán cà phê. Bạn nên dự trù kinh phí cho một số chi phí sau:
- Chi phí thuê mặt bằng: Bạn cần dự trù chi phí cho tiền cọc (thường từ 1-3 tháng tiền thuê), tiền thuê hàng tháng, chi phí sửa chữa và trang trí,... Nếu bạn chọn mặt bằng tầm 50m2 tại trung tâm, chi phí này có thể dao động từ 30 - 50 triệu đồng/tháng.
- Chi phí mua sắm trang thiết bị: Bạn cần đầu tư vào các trang thiết bị như máy pha cà phê (khoảng 15-50 triệu đồng), máy xay (5-10 triệu đồng), tủ lạnh (10-20 triệu đồng), bàn ghế (20-30 triệu đồng), dụng cụ pha chế (5-10 triệu đồng), và các vật dụng khác như ly tách, khay, bình đựng... Tổng chi phí cho trang thiết bị có thể lên đến 100 - 150 triệu đồng.
- Chi phí nguyên vật liệu: Bạn cần dự trù chi phí mua sắm nguyên vật liệu như cà phê, sữa, đường,... thường dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào quy mô và menu của quán.
- Chi phí nhân sự: Nếu bạn có ý định thuê nhân viên, hãy dự trù chi phí lương, bảo hiểm, đồng phục và các khoản phúc lợi khác. Lương nhân viên pha chế có thể dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng, lương nhân viên phục vụ có thể từ 4-6 triệu đồng/tháng.
- Chi phí marketing: Chi phí này bao gồm quảng cáo online (Facebook, Google Ads), quảng cáo offline (tờ rơi, banner), và các chương trình khuyến mãi khai trương. Bạn có thể dự trù khoảng 10-20 triệu đồng cho chi phí marketing ban đầu.
- Chi phí dự phòng: Hãy dành ra khoảng 10-20% tổng chi phí để đối phó với các tình huống phát sinh như hư hỏng thiết bị, biến động giá nguyên liệu, hoặc các chi phí không lường trước khác.
>> Bạn có thể tham khảo bài viết Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn để tìm hiểu chi tiết
Hãy tính toán thật kỹ lưỡng ở mỗi hạng mục cần dự trù kinh phí (Nguồn: Internet)
Xây dựng quy trình quản lý, vận hành quán cà phê
Mục cuối cùng trong bảng kế hoạch kinh doanh quán cà phê và quy trình quản lý và vận hành quán. Để giúp quán vận hành trơn tru, bạn cần xây dựng các quy trình cụ thể và chi tiết cho từng hoạt động sau đây:
- Quy trình phục vụ khách hàng: Chuẩn hóa các bước gồm: tiếp đón, tư vấn, pha chế đồ uống và thanh toán.
- Quy trình quản lý kho: Các bước nhập hàng, kiểm kê định kỳ và xuất hàng cần được thực hiện chặt chẽ, minh bạch.
- Quy trình vệ sinh: Việc vệ sinh không gian quán, dụng cụ pha chế và nhà vệ sinh cần được thực hiện thường xuyên, đúng quy định.
- Quy trình đào tạo nhân viên: Xây dựng chương trình đào tạo bài bản về kỹ năng pha chế, giao tiếp, xử lý tình huống cho từng vị trí công việc để đảm bảo chất lượng kinh doanh.
- Quy trình xử lý sự cố: Chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp để đối phó với các tình huống khẩn cấp như cháy nổ, mất điện, tai nạn,...
Xây dựng quy trình đào tạo nhân viên để giúp họ làm việc hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)
Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục pháp lý để mở quán cà phê
Nghiên cứu về thủ tục pháp lý một bước không thể bỏ qua khi mở quán cà phê. Việc nắm vững các quy định này giúp bạn đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình tuân thủ pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý và các hình phạt không đáng có. Để kinh doanh hợp pháp, bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ như sau:
- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy.
- Các giấy phép khác (giấy phép sử dụng nhạc, giấy phép quảng cáo (nếu có)).
Lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng cho quán cà phê
Tiếp theo, bạn cần lựa chọn mặt bằng cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình. Yếu tố đầu tiên cần cân nhắc kỹ lưỡng là vị trí quán. Các khu vực trung tâm thành phố, khu dân cư đông đúc, gần trường học hoặc văn phòng thường là những lựa chọn ưu tiên để mở quán cà phê, giúp thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Hãy ưu tiên chọn quán có mặt tiền rộng rãi, dễ nhìn thấy từ xa và thuận tiện cho việc đỗ xe. Diện tích mặt bằng cần được lựa chọn sao cho phù hợp với quy mô và mô hình kinh doanh của quán. Quán quá nhỏ sẽ gây cảm giác chật chội, trong khi quán quá lớn sẽ gây lãng phí và khó khăn trong việc quản lý.
Giá thuê mặt bằng là một yếu tố quan trọng khác cần được xem xét. Giá thuê cần phù hợp với ngân sách đầu tư ban đầu và khả năng sinh lời của quán. Nếu được, hãy cố gắng thương lượng với chủ thuê để có được mức giá tốt nhất.
Sau khi chọn được mặt bằng phù hợp, bạn cần làm hợp đồng thuê với chủ thuê để đảm bảo quyền lợi của hai bên. Hãy thỏa thuận rõ ràng với bên thuê về giá thuê, thời hạn thuê, trách nhiệm của mỗi bên,... và ghi vào hợp đồng khi cả hai đã thống nhất. Nếu cần thiết, có thể nhờ luật sư tư vấn để đảm bảo tính pháp lý và tránh những rủi ro phát sinh sau này.
Cần chú trọng chọn mặt bằng phù hợp để mở quán cà phê (Nguồn: Internet)
Thiết kế và thi công quán
Trước khi thi công quán, bạn cần định hình phong cách thiết kế cho quán cà phê của mình. Hãy lựa chọn phong cách quán phù hợp với ý tưởng kinh doanh ban đầu và đặc điểm của phân khúc khách hàng mục tiêu. Ví dụ, nếu bạn đang hướng đến đối tượng trẻ trung, năng động, phong cách quán cà phê hiện đại, tối giản hoặc công nghiệp có thể là lựa chọn phù hợp.
Bố trí không gian là yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Hãy thiết kế không gian quán tạo cảm giác thoải mái, tiện nghi và có điểm nhấn riêng. Việc phân chia khu vực hợp lý, bố trí bàn ghế khoa học, tạo khoảng trống di chuyển thuận tiện là những yếu tố cần được quan tâm. Bên cạnh đó, việc tạo điểm nhấn bằng các chi tiết trang trí độc đáo, cây xanh, tranh ảnh hoặc vật dụng trang trí khác cũng giúp tăng thêm sức hút cho không gian quán.
Một yếu tố khác mà bạn cần chú ý khi thi công và thiết kế quán cà phê là màu sắc và ánh sáng, vì chúng có tác động mạnh mẽ đến tâm trạng và cảm xúc của khách hàng. Tùy thuộc vào phong cách thiết kế và đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn có thể lựa chọn những gam màu và hệ thống ánh sáng phù hợp.
Chọn đơn vị thi công là bước cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng. Một đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng thiết kế một cách tốt nhất. Đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình là những yếu tố quan trọng cần được xem xét khi lựa chọn đơn vị thi công.
Cà phê có không gian xanh là xu hướng thiết kế mới nổi hiện nay (Nguồn: Internet)
Xây dựng một menu đồ uống hấp dẫn là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Trước tiên, hãy xác định đồ uống chủ đạo của quán. Đó có thể là những món kinh điển như espresso, latte, cappuccino, hay những đặc sản địa phương như bạc xỉu, cà phê trứng, cà phê muối.
Tiếp theo, hãy sáng tạo ra những đồ uống đặc biệt mang dấu ấn riêng của quán. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu địa phương độc đáo, kết hợp các hương vị mới lạ, hoặc tạo ra những công thức pha chế độc quyền
Để làm phong phú thêm menu, hãy cân nhắc bổ sung đồ ăn kèm. Tùy thuộc vào phong cách của quán, bạn có thể lựa chọn các loại bánh ngọt, đồ ăn nhẹ hoặc thậm chí các món mặn đa dạng. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho quán.
Giá cả cũng là một yếu tố cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy tính toán chi phí nguyên vật liệu, tham khảo giá bán của đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là xem xét giá trị cảm nhận của khách hàng để đưa ra mức giá phù hợp. Cuối cùng, đừng quên đầu tư vào hình ảnh của menu. Những bức ảnh đồ uống đẹp mắt, trình bày hấp dẫn sẽ kích thích thị giác, từ đó tăng khả năng “chốt đơn”.
Đừng quên chăm chút menu quán cà phê của bạn (Nguồn: Internet)
Mua sắm trang thiết bị cần thiết
Dưới đây là danh sách các trang thiết bị khi mở quán cà phê cần thiết bạn nên cân nhắc:
- Máy pha cà phê: Tùy thuộc vào quy mô và phong cách quán, bạn có thể lựa chọn máy pha tự động hoặc máy pha espresso để tạo ra những tách cà phê đậm đà, đúng gu.
- Máy xay cà phê: Một chiếc máy xay cà phê chất lượng sẽ đảm bảo độ mịn và đồng đều của bột cà phê, góp phần tạo ra những tách cà phê hoàn hảo.
- Dụng cụ barista: Bình pha cà phê, tamper, ca đánh sữa, ly tách,...
- Tủ lạnh: Lựa chọn tủ lạnh có dung tích phù hợp để bảo quản trọn vẹn độ tươi ngon của nguyên liệu, đảm bảo chất lượng đồ uống luôn ở mức cao nhất.
- Bàn ghế, quầy bar, kệ tủ: Hãy đầu tư vào những món nội thất phù hợp với phong cách quán, tạo nên không gian ấn tượng, thu hút khách hàng và trưng bày sản phẩm một cách bắt mắt.
- …
Cubes Asia là điểm đến lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm nhà cung cấp trang thiết bị cà phê chuyên nghiệp. Với sứ mệnh phát triển văn hóa cà phê Việt Nam, Cubes Asia mang đến những sản phẩm chất lượng cao, từ máy pha cà phê, máy xay cà phê, tủ trưng bày, máy xay sinh tố đến dụng cụ barista. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thiết bị, Cubes Asia còn là địa chỉ uy tín để tìm kiếm cà phê rang Ý hảo hạng nhất.
Sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng dịch vụ của Cubes Asia. Danh sách khách hàng của cửa hàng bao gồm những tên tuổi lớn trong ngành nhà hàng, khách sạn và chuỗi cà phê tại Việt Nam như Hilton, Park Hyatt, Intercontinental, Pullman, The Coffee House, Trung Nguyên Legend, La Viet,... Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua thiết bị cho quán cà phê, Cubes Asia chính là lựa chọn đáng cân nhắc.
Cubes Asia mang đến giải pháp toàn diện về cà phê cho quán của bạn
Chọn nhà cung cấp nguyên liệu
Nhà cung cấp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đồ uống và chi phí vận hành của quán, vì vậy bạn cần nghiên cứu kỹ để chọn ra nhà cung cấp phù hợp. Để đưa ra quyết định đúng đắn, chủ quán nên:
- Lựa chọn nhà cung cấp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, và đặc biệt là có cà phê phù hợp với phong cách của quán.
- Tìm kiếm nhà cung cấp có giá cả hợp lý, tương xứng với chất lượng sản phẩm.
- Đánh giá uy tín của nhà cung cấp qua kinh nghiệm hoạt động, phản hồi từ khách hàng và khả năng đáp ứng các yêu cầu của quán.
- Lựa chọn nhà cung cấp có khả năng cung ứng đủ số lượng và chủng loại nguyên liệu theo yêu cầu của quán, đặc biệt là trong các thời điểm cao điểm.
Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp cà phê phù hợp với mong muốn của bạn (Nguồn: Internet)
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Sau khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị quan trọng, việc tiếp theo để hiện thực hóa giấc mơ quán cà phê của bạn chính là xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm. Các vị trí cần tuyển dụng bao gồm barista, pha chế, phục vụ, thu ngân, quản lý,... tùy theo quy mô và nhu cầu của quán.
Để tìm kiếm những ứng viên phù hợp, bạn cần xác định rõ các tiêu chí tuyển dụng. Dưới đây là một số yêu cầu của từng vị trí mà bạn có thể tham khảo:
- Barista và pha chế: Có kiến thức về cà phê, kỹ năng pha chế thành thạo và khả năng sáng tạo các loại đồ uống mới.
- Nhân viên phục vụ: Có khả năng giao tiếp tốt và kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt.
- Thu ngân: Cẩn thận, trung thực và khả năng tính toán nhanh.
- Quản lý: Có khả năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược.
Sau khi tuyển chọn được đội ngũ nhân viên tiềm năng, hãy trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc thật năng suất. Bạn có thể tổ chức các buổi đào tạo chuyên sâu về phong cách phục vụ đặc trưng của quán, yêu cầu về chất lượng công việc, thông tin chi tiết về ca làm việc, quy định vệ sinh,... để nhân viên nhanh chóng hòa nhập và làm việc hiệu quả.
Lên kế hoạch marketing cho quán cà phê
Công đoạn cuối cùng là giúp quán cà phê của bạn “viral” với khách hàng mục bằng các chiến lược Marketing hiệu quả. Hãy tạo ra một thương hiệu độc đáo và chuyên nghiệp bằng việc thiết kế logo ấn tượng, bảng hiệu thu hút, bao bì sản phẩm sáng tạo,... Tiếp theo, hãy cân nhắc quảng bá những gì bạn làm qua những cách Marketing sau đây:
- Quảng cáo online: Sử dụng các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok để quảng bá quán cà phê, tương tác với khách hàng, xây dựng cộng đồng yêu thích thương hiệu.
- Quảng cáo offline: Dùng tờ rơi, banner, standee để thông báo về sự kiện khai trương, khuyến mãi của quán cà phê; Tổ chức các sự kiện offline (workshop, nhạc sống, minigame...) để thu hút khách hàng đến quán.
- Quan hệ công chúng: Hợp tác với báo chí, KOLs, tổ chức sự kiện cộng đồng.
- Chăm sóc khách hàng: Tạo chương trình khách hàng thân thiết, thu thập phản hồi, cải thiện chất lượng dịch vụ.
- Xây dựng chương trình khuyến mãi: Tạo các chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ (giảm giá, tặng quà, tích điểm...).
Mở quán cà phê không chỉ là giấc mơ khởi nghiệp mà còn là hành trình đầy thử thách và cơ hội. Với 10 bước được chia sẻ trên đây từ Cubes Asia, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan để bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình.
CUBES ASIA – MÁY PHA CAFE CHUYÊN NGHIỆP
Đại diện thương hiệu Nuova Simonelli và Victoria Arduino tại Việt Nam
Mua hàng online: vinbarista.com
Địa chỉ cửa hàng:
- Văn phòng: SARIMI A1-00.10, 74 Nguyễn Cơ Thạch, phường An Lợi Đông, Thủ Đức, HCM
- Wholesale Expert: 0903 096 486 (Mr. Phong)
- HoReCa Expert: 0909 567 960 (Ms. Nhi)
- Showroom HCM: SARIMI A1-00.10, 74 Nguyễn Cơ Thạch, phường An Lợi Đông, Thủ Đức, HCM
- Showroom Hà Nội:87 Lê Hồng Phong, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội.