Cà phê Robusta và Arabica là những 2 dòng cà phê chính được sử dụng trong ngành pha chế nói chung. Mỗi loại đều có hương vị và mùi thơm đặc trưng riêng theo đúng tên gọi của nó. Để trở thành một người sành cà phê, bạn cần phải biết được một số đặc điểm so sánh về Arabica và Robusta tuyệt hảo từ hình dáng của hạt cà phê, mùi vị, cách pha chế,... Trong bài viết dưới đây của...
Cà phê Robusta và Arabica là những 2 dòng cà phê chính được sử dụng trong ngành pha chế nói chung. Mỗi loại đều có hương vị và mùi thơm đặc trưng riêng theo đúng tên gọi của nó. Để trở thành một người sành cà phê, bạn cần phải biết được một số đặc điểm so sánh về Arabica và Robusta tuyệt hảo từ hình dáng của hạt cà phê, mùi vị, cách pha chế,... Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin thú vị liên quan đến chủ đề này để bạn có thể tham khảo.
Cà phê Arabica – Cà phê Chè là gì?
Tên khoa học của cà phê Arabica là Coffea Arabica. Ở Việt Nam, giống cà phê này được gọi là cà phê chè và chúng chứa hàm lượng cafein từ 1 - 2%. Trên thực tế, dù dòng cà phê này chứa ít lượng caffein nhưng lại có hương vị đậm đà hơn cà phê vối. Giống Arabica được tìm thấy từ rất sớm ở vùng cao nguyên phía Tây nam của lãnh thổ Ethiopia. Chúng đã được người Pháp và Hà Lan nhân giống rộng rãi cùng với các khu vực trồng trọt lớn nhất tại những cánh đồng cà phê ở Brazil và Colombia. Tại nước ta, dòng cà phê này được trồng nhiều tại khu Cầu Đất thuộc tỉnh Lâm Đồng, tuy nhiên sản lượng thu về không phải là quá cao mỗi năm
Cà phê Robusta – Cà phê Vối là gì?
Tên khoa học của Robusta là Coffea Canephora hay Coffea Robusta. Ở Việt Nam, loại cà phê này được gọi là cà phê Vối và hàm lượng cafein của nó sẽ ở mức từ 2-4%. Loại cà phê này được đánh giá là có hương vị nhẹ nhàng hơn so với hạt cà phê Arabica kể trên. Đồng thời, đây là dòng cà phê chiếm đến 90% sản lượng cà phê trên cả nước, và đương nhiên nó cũng chiếm thị phần khá ưu thế ở thị trường nội địa Việt Nam, thích hợp để pha uống mỗi ngày.
Xem thêm:
11 điểm phân biệt giữa 2 dòng cafe Arabica và Robusta
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa cà phê Robusta và Arabica mà chúng tôi đã tổng hợp. Bạn đọc có thể tham khảo cụ thể như sau:
Điều kiện trồng Arabica và Robusta
Đầu tiên, về điều kiện trồng cà phê Robusta và Arabica thì cả 2 đã có sự khác biệt khá lớn khi Arabica sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng đất cao nguyên trên 900m so với mực nước biển. Và điều kiện về lượng mưa là khoảng 1200 – 2200mm, nhiệt độ từ 15 – 24 độ C. Ngược lại với Arabica, Robusta thích hợp với những vùng đất có độ cao so với mực nước biển dưới 900m, lượng mưa trung bình mỗi năm lớn, khoảng 2200 – 3000 mm và nhiệt độ tốt nhất là từ 18 – 36 độ C.
Khác biệt hình dáng hạt Arabica và Robusta
Hình dáng của hạt cà phê Arabica có hình bầu dục dài, khe giữa lượn sóng như hình chữ S. Trong khi đó, hạt cà phê Robusta trông bầu bĩnh hơn; hạt ngắn và tương đối nhỏ hơn Arabica. Phần khe giữa có độ thẳng, không lượn sóng.
Hàm lượng caffeine trong Arabica và Robusta
Như đã đề cập ở trên, hàm lượng cafein có trong cà phê Robusta và Arabica có sự chênh lệch nhất định. Trong khi Robusta là 2 – 4%/tổng khối lượng hạt và có vị đắng còn Arabica chỉ chứa tầm 1 – 2% cafein.
>> Tham khảo thông tin một số loại đồ uống cà phê phổ biến: Cà phê Esspresso, Cà phê Capuchino, Cà phê Americano, Cà phê Mocha
Khác biệt hương thơm và mùi vị
Khác biệt về hương thơm cũng như mùi vị được coi là một khác biệt mang tính đặc trưng nhất. Người thưởng thức cà phê sành điệu hoàn toàn có thể nhận ra được đâu là Robusta và đâu là Arabica nhờ vào 2 yếu tố này.
Về Arabica, bạn sẽ cảm thấy một vị chua thanh vô cùng đặc trưng sau khi uống một ngụm cà phê vào miệng, hậu vị sẽ có chút đăng đắng nhẹ và không quá gắt. Hương thơm nồng nàn quyến rũ chắc chắn là điểm cộng không thể bỏ qua của dòng cà phê này. Trong khi đó, Robusta lại cho thấy mình là một dòng cà phê không nên bỏ qua với vị đắng vô cùng mạnh mẽ đặc trưng. Tuy rằng không có mùi thơm khó cưỡng như Arabica nhưng khi cà phê vào khoang miệng, người thưởng thức sẽ cảm nhận được hương vị không thể nhầm lẫn của Robusta.
Phân biệt màu sắc hạt cafe khi rang
Theo kinh nghiệm thực tế, dòng cà phê có chứa hàm lượng caffeine cao hơn sẽ có màu nhạt hơn sau khi rang và đây cũng là điểm khác biệt tiếp theo giữa cà phê Robusta và Arabica. Với hàm lượng cao hơn, Robusta sẽ có màu vàng hơi nhạt còn Arabica sẽ cho ra màu vàng đậm khá bắt mắt sau khi hoàn thiện mẻ rang.
Giá cả cà phê Arabica và Robusta
Với sản phẩm so sánh là cà phê nguyên chất ở loại trung bình, giá bán trên thị trường của hạt cà phê Arabica cao gấp đôi so với hạt cà phê Robusta. Bên cạnh quá trình trồng trọt, một số dòng cà phê Arabica thượng hạng được nhập khẩu từ nước ngoài còn có giá cao hơn nữa. Cách biệt khá lớn về mặt giá cả là một trong những nguyên nhân chính khiến sản lượng bán ra của Robusta có thể vượt mặt Arabica.
Năng suất cà phê Arabica và Robusta
Cà phê Robusta có khả năng sinh trưởng và thích nghi tốt với hầu hết các điều kiện tự nhiên do nó thích hợp với những vùng cách mặt nước biển từ 0 – 900m. Điều này cũng dẫn đến thực tế rằng năng suất của Robusta trên cùng một diện tích với Arabica là cao hơn nhiều. Thực vậy, Arabica được cho là khá khó để canh tác và mang lại năng suất mong muốn bởi khả năng chống chịu tương đối kém. Vấn đề này đòi hỏi người trồng phải có những biện pháp giúp cây thích nghi tốt và cải thiện sản lượng thu hoạch.
>> Bài viết liên quan:
Sự khác biệt về chiều cao cây cà phê
Cây cà phê Robusta có dáng cao tầm 4 – 6 mét và không quá sum suê cành lá. Tuy nhiên, năng suất cho ra vẫn rất cao nhờ nhiều cành và trĩu quả. Dáng cây cao cũng là điều kiện giúp cho giống cà phê này dễ dàng vươn lên để lấy nắng và nước tự nhiên, tạo cơ hội sinh trưởng tốt hơn. Còn Arabica lại có dáng thấp, dưới 4,5m và cành lá rậm rạp, tương đối giống với lá chè ở Việt Nam.
Vùng trồng cà phê Arabica và Robusta
Về khu vực trồng cà phê Robusta và Arabica cũng có một vài điểm khác biệt nhất định. Xét về khu vực trồng Robusta lớn trên thế giới thì không thể không kể đến các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Việt nam, Philippine. Trong đó sản lượng xuất khẩu Robusta của nước ta luôn đứng hàng đầu trên bảng xếp hạng. Còn các quốc gia Nam Mỹ là khu vực trồng khá nhiều cà phê Arabica và tại nơi đây, sản lượng Arabica mỗi năm chiếm đến 60% sản lượng cà phê trên toàn thế giới. Như chúng tôi có nhắc đến ở trên, chủ yếu tập trung ở Brazil và Colombia. Bên cạnh đó, Ấn Độ, Peru, Ethiopia cũng là những vùng mà Arabica sinh trưởng tốt.
Khác nhau về hàm lượng lipid & đường
Ngoài yếu tố caffeine, các thành phần khác có trong 2 dòng cà phê Robusta và Arabica cũng khác nhau. Đơn cữ là hàm lượng chất béo có có trong Arabica là 60%; và con số này ở Robusta chỉ là một nửa. Yếu tố này có lẽ cũng có tác động lớn đến việc mọi người yêu thích và lựa chọn sản phẩm cà phê nào.
Sự khác nhau về Axit Chlorogenic (CGA)
Axit Chlorogenic (CGA) được biết đến như một chất chống oxy hóa, có thể giúp cây trồng hạn chế bệnh tật cũng như côn trùng. Hàm lượng này ở Robusta và 7 - 10% và ở Arabica là 5,5 - 8%.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến khái niệm cà phê Robusta và Arabica cũng như các điểm khác nhau của chúng. Tùy vào sở thích của mỗi cá nhân mà mọi người có thể lựa chọn thưởng thức dòng cà phê thích hợp nhất với mình.
>> Có thể bạn quan tâm:
_________
Nếu cần được tư vấn thêm về cà phê, dụng cụ quán cà phê, đừng ngần ngại liên hệ Cubes Asia ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ:
Fanpage: https://www.facebook.com/CUBESASIA/
Liên hệ tư vấn: 0909 244 358
Địa chỉ cửa hàng: